Cần nhiều biện pháp chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết Đinh Dậu 2017
Buôn lậu gia tăng tại cửa khẩu
Thời gian gần đây, hoạt động buôn lậu vẫn đang diễn ra phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, quy mô ngày càng lớn, xảy ra trên diện rộng, từ hải đảo đến đất liền, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn... tác động xấu đến nền kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, Tết Nguyên đán càng đến gần thì tại các cửa khẩu vùng biên lại càng trở nên "nhộn nhịp" hơn bao giờ hết. Lợi dụng chính sách miễn thuế xuất nhập khẩu nếu hàng hóa không quá 2 triệu đồng/người, các đầu nậu đã thuê chính những người dân nghèo hàng ngày đi vận chuyển để đưa hàng tiến sâu vào nội địa.
Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, phương thức mới mà các đối tượng buôn lậu thường sử dụng là lợi dụng địa hình đường biên giới sát các khu dân cư có nhiều đường mòn, lối mở, tập kết hàng lậu từ bên kia biên giới Trung Quốc rồi thuê cửu vạn “cõng” hàng đi theo đường mòn đến một số điểm tập kết, sau đó bốc lên ôtô và tiến sâu vào nội địa.
Mặc dù các lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng nhưng do dung lượng thị trường của Việt
Hơn nữa, việc đấu tranh về phương tiện, công cụ vừa yếu lại vừa thiếu khiến hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, không loại trừ trong đội ngũ quản lý thị trường vẫn còn tình trạng tiêu cực, làm việc chưa hết trách nhiệm, bao che cho tình trạng vi phạm; sự phối hợp của các địa phương dù nỗ lực nhưng chưa đều là những nguyên nhân khiến chảo lửa vẫn luôn nóng.
Thống kê từ Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho thấy, tính đến ngày 20/11/2016, lực lượng chức năng đã kiểm tra 145.000 vụ và phát hiện 88.000 vụ vi phạm, số tiền xử phạt và thu về cho ngân sách nhà nước là 523 tỷ đồng. Trong đó, riêng về an toàn thực phẩm, Cục kiểm tra xử lý gần 13.900 vụ việc vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 29,6 tỷ đồng, trị giá tang vật thu giữ 20,4 tỷ đồng.
Siết chặt kỷ cương trong lực lượng quản lý thị trường
Việt
Đặc biệt, thị trường ngày càng phát triển đa dạng, phức tạp; thủ đoạn, hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng tinh vi và bất chấp hơn trước. Do đó, để đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng cấm đạt hiệu quả cao nhất rất cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể và quần chúng nhân dân.
Trước tình hình phức tạp nói trên, ngày 20/11/2016, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) vừa ban hành Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Theo Kế hoạch, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ngành, địa phương sẽ tăng cường công tác chỉ đạo đấu tranh trong dịp Tết Nguyên đán; công tác kiểm tra, nắm tình hình tại các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Các cơ quan, đơn vị chức năng các cấp tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại tuyến, địa bàn, lĩnh vực quản lý.
Cần gia tăng kiểm soát thị trường để chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết Đinh Dậu 2017
Mục đích của Kế hoạch là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Trọng tâm kiểm soát chặt nhóm các mặt hàng cấm, hàng hoá ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết, như: vũ khí, ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, tài liệu phản động, động vật hoang dã, hàng may mặc, thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo...
Còn tại buổi tọa đàm về “Chống buôn lậu – giải pháp trong những tháng cuối năm”tổ chức ngày 14/11/2016 nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu từ nay dến dịp Tết Nguyên đán, ông Nguyễn Trọng Tín, Cục phó Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết: “Bộ Công Thương đang xây dựng kế hoạch kiểm tra cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ nay đến sau Tết Nguyên đán 2017, đặc biệt là thời điểm trước, trong và sau Tết dương lịch, Tết Nguyên đán".
Trong đó, Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường cả nước tập trung kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tình hình để đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt đẩy giá bán lên cao, gây bất ổn thị trường, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịp Tết.
Đồng thời, cần chú trọng kiểm tra, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chủ trương “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị để trà trộn hàng lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng vào tiêu thụ.
Kiểm tra, xử lý tình trạng vận chuyển, buôn bán các mặt hàng cấm như pháo các loại, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực; các mặt hàng thiết yếu và tiêu thụ nhiều như rượu ngoại, thuốc lá ngoại, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, thực phẩm các loại; quần áo may sẵn, đồ gia dụng….
Ông Nguyễn Trọng Tín cũng thông tin, địa bàn, khu vực tập trung kiểm tra, kiểm soát là các cửa khẩu, hai bên cánh gà cửa khẩu, đường mòn, lối mở tại, các chợ cửa khẩu, chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
Trong thị trường nội địa, tập trung kiểm tra tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ; các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà ga, bến xe, nơi phát luồng hàng hóa, các điểm thường xảy ra việc tập kết, trung chuyển hàng lậu, hàng cấm…
Ông Tín cũng nhấn mạnh: Từ nay đến sau Tết Nguyên đán 2017, đặc biệt là thời điểm trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức của người dân về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với các nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp để người dân thấy được trách nhiệm, quyền lợi, chủ động tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất buôn bán hàng giả, công khai kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm để phòng ngừa chung và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, bởi nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại kéo dài hoặc nghiêm trọng trên địa bàn thì người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm.
Đồng thời, thực hiện việc luân chuyển công chức theo đúng quy định, đặc biệt là tại các vị trí dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho mọi đối tượng, biến nhận thức về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thành ý thức tự giác thường trực và hành động cụ thể của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân.
Ngoài ra, dẫn lời ông Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ Đạo 389 Quốc gia trên Thông tấn xã Việt Nam, các lực lượng quản lý thị trường cũng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở tại các chợ cửa khẩu, chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Còn tại thị trường nội địa, lực lượng chức năng cần tập trung kiểm tra tại các tỉnh, thành phố lớn, các thị xã, các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà ga, bến xe, các điểm thường xảy ra việc tập kết và trung chuyển hàng lậu, hàng cấm./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://bnews.vn/day-lui-nan-hang-lau-trong-dip-tet-nguyen-dan-2017/29381.html
Bình luận