Cần tránh dàn trải khi giám sát 3 Chương trình mục tiêu quốc gia
Cần chú trọng giám sát năng lực của các địa phương trong tích hợp chính sách
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Trưởng Đoàn Giám sát vừa chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023 về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
“Dự kiến Đoàn Giám sát tổ chức làm việc với 11 bộ, ngành liên quan; tổ chức 3 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc lựa chọn các địa phương giám sát dựa trên tiêu chí đại diện vùng miền, mức độ thụ hưởng của các Chương trình mục tiêu quốc gia…”, ông Thành nói. |
“Đây là phiên họp đầu tiên triển khai hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội về ‘Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” (gọi tắt là 3 Chương trình mục tiêu quốc gia)…”, ông Phương cho biết.
Tổ trưởng Tổ giúp việc của Đoàn Giám sát Nguyễn Lâm Thành cho biết, mục đích của Đoàn Giám sát là đánh giá toàn diện, khách quan việc phân công trách nhiệm chủ trì, phối hợp của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Đánh giá công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan. Làm rõ kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân khách quan và chủ quan của tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện và sự phối hợp, lồng ghép 3 Chương trình mục tiêu quốc gia…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan đề xuất việc giám sát cần có trọng tâm, tránh dàn trải |
Việc giám sát tại 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cơ bản đảm bảo tính đại diện theo vùng miền, tuy nhiên có ý kiến đề nghị tăng thời lượng giám sát tại cơ sở đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bởi việc triển khai thực hiện và đối tượng thụ hưởng là người dân, đội ngũ cán bộ thôn bản, làng, xã nhằm nắm bắt thực tiễn ở cơ sở. Hơn nữa, qua phản ánh của Văn phòng Điều phối nông thôn mới một số tỉnh cho thấy, việc lồng ghép 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đang gặp khó khăn, mong muốn Đoàn Giám sát chỉ rõ bất cập, đề ra giải pháp khắc phục.
“Việc giám sát cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Cần chú trọng giám sát năng lực của các địa phương trong tích hợp chính sách và lồng ghép nguồn lực. Đề xuất mở rộng phạm vi giám sát đối với một số cơ quan có vai trò quan trọng trong lồng ghép chính sách và tích hợp nguồn lực…”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan đề xuất.
Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Đoàn Giám sát sẽ tiếp thu, chỉnh sửa Kế hoạch giám sát theo hướng giám sát tập trung vào 3 trọng tâm, trọng điểm: Việc phân bổ nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; việc triển khai ban hành chương trình, văn bản hướng dẫn, định mức, chế độ, tiêu chuẩn để triển khai các Chương trình; sự lồng ghép, phối hợp, điều hành chung của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, sự vận hành của Ban chỉ đạo các cấp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị giám sát cần tập trung làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan; trách nhiệm cá nhân, tổ chức |
Mục tiêu của hoạt động giám sát là tiếp tục đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá việc triển khai trong thực tiễn có phù hợp, có gây ách tắc trong quá trình triển khai hay không?
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị giám sát cần tập trung làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan; trách nhiệm cá nhân, tổ chức, nhất là người đứng đầu trong tham mưu, xây dựng, ban hành chương trình hành động, từ đó đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiến nghị, xử lý, tháo gỡ khó khăn…/.
Bình luận