Theo CBRE, trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường Hà Nội ghi nhận 17.700 căn mở bán (là một trong những nữa đầu năm với nhiều nguồn cung mới nhất), trong đó quý II ghi nhận mở bán 6.400 căn. Theo phân khúc, trung cấp và bình dân chiếm lĩnh thị trường chiếm khoảng 98% tổng nguồn cung mở bán mới trong quý này. Phân khúc cao cấp chỉ có 2 dự án mở bán mới, nằm tại khu vực Tây Hồ.

Lần đầu tiên kể từ quý ii/2017, số căn bán được vượt số căn mở bán

Trong quý II/2019, doanh số bán hàng tương đối khả quan, với trên 40% nguồn cung mở bán được tiêu thụ, Riêng quý này, có tổng cộng 6.900 căn bán được (cao hơn nguồn cung 500 căn), tăng 17% theo năm. Nguyên nhân là do hoạt động mở bán tích cực, cũng như tiến độ xây dựng khả quan từ cả các dự án khu đô thị và dự án nhà ở riêng lẻ đã đóng góp vào doanh số chung của nửa đầu năm 2019.

Về giá bán, giá trung bình trên thị trường thứ cấp tại quý II/2019 ghi nhận ở mức 1.337 USD/m2, tăng 4% theo năm. Nếu so sánh cùng một rổ các dự án theo năm, mức giá sơ cấp chỉ tăng nhẹ 1%. Đáng chú ý, phân khúc cao cấp nghi nhận mức giá trung bình là 2.345 USD/m2 – mức giá cao nhất ở phân khúc này trong vòng 5 năm trở lại đây.

“Tính chung năm 2019, lượng mở bán dự kiến rơi vào khoảng 33.000 căn (tương đương giai đoạn 2016-2018). Trong đó, phân khúc trung cấp tiếp tục dẫn dắt thị trường, dự đoán chiếm 70%-80% tổng nguồn cung mở bán. Điều này cho thấy, nhu cầu tại Hà Nội vẫn chủ yếu là để mua để ở”, đại diện CBRE cho biết.

Tuy nhiên, CBRE cũng cho rằng, trong khi các quận nội thành đang trở lên đông đúc hơn, nguồn cung nhà ở dự kiến sẽ chuyển dịch ra xa dần bán kính 10km từ khu vực trung tâm hiện hữu. Các dự án khu đô thị sẽ tập trung nguồn cung chính mang lại tiện ích đồng bộ và các sản phẩm đa dạng. Với hạ tầng ngày càng phát triển và những sự hợp tác gần đây giữa các tập đoạn, các dự án này dự kiến sẽ thu hút dự chú ý của thị trường trong các năm tới.

Đối với phân khúc gắn liền với đất, trong nửa đầu năm 2019, ghi nhận 3.241 căn mở bán, chủ yếu vẫn vẫn thuộc nguồn cung từ quý I/2019. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, số lượng căn mở bán cao hơn gần 1,5 lần so với tổng nguồn cung năm 2018. Điều này cho thấy, thị trường bất động sản hiện nay đang diễn ra khá sôi động.

Theo ghi nhận của CBRE, đang có sự chuyển dịch nguồn cung từ các quận chính sang các khu vực ngoài thành ngày càng trở lên rõ nét hơn. Nguyên nhân chính là do kết cấu hạ tầng ngày càng tốt lên không chỉ tạo điệu kiện cho việc mở bán các dự án mới tại các khu vực mới, mà còn giúp hồi sinh các dự án trước đây gặp phải tiến độ thi công trì trệ. Tại phân khúc này, trong 6 tháng đầu năm 2019, có khoảng 2.980 căn bán được, cao hơn 14% so với tổng số căn bán được trong năm 2018.

Trong đó, giá biệt thự trung bình trên thị trường thứ cấp đạt 4.075 USD/m2 (bao gồm thuế VAT và chi phí xây dựng). Trong khi đó, giá thứ cấp cho nhà liền kề đạt 4.557 USD/m2, tăng 1,8% so với quý trước.

“Khoảng cách lớn về giá thứ cấp giữa 2 loại sản phầm chủ yếu là do các dự án liền kề quy mô nhỏ hơn và thường nằm tại các quận nội thành, dẫn đến mức giá cao hơn nhiều so với loại hình biệt thự”, đại diện CBRE cho biết.

Đối với văn phòng cho thuê. Trong quý II/2019, 2 tòa nhà văn phòng Hạng B là FLC Twin Tower và leadvisiors Tower đã đi vào hoạt động với khoảng 29.000 m2 NLA. Cả 2 tòa nhà đều nằm ở khu phía Tây, khiến cho khu vực này tiếp tục là khu vực tập trung chính nguồn cung văn phòng của Hà Nội, chiếm 50% tổng nguồn cung tại thời điểm quý II/2019.

Theo CBRE, kết quả hoạt động của thị trường văn phòng Hà Nội ở cả Hạng A và B đều diễn biến tích cực. Giá thuê trung bình của Hạng A tăng 5,3% so với cùng kỳ, đạt 26,4USSD/m2/tháng chưa bao gồm phí dịch vụ và thuế VAT). Tương tự, giá thuế trung bình của Hạng B tăng 4,6% theo năm, đạt 14,3 USD/m2/tháng. Về tỷ lệ trống, văn phòng hạng A giảm 1,7 điểm phần trăm về mức 8,2%, trong khi đó, mặc dù có nguồn cung mới trong quý, nâng tỷ lệ trống lên mức 10,6% (tăng 2,6%).

Trong nửa đầu năm 2019, thị trường Hà Nội vẫn chứng kiến nhu cầu thuê văn phòng tích cực, chủ yếu đến từ các nhà công nghệ thông tin và các nhà cung cấp văn phòng linh hoạt với tỷ lệ hấp thụ đạt 21.500m2. Trong các ngành nghề, ngành công nghệ thông tin, công nghệ là yếu tố thúc đẩy nhu cầu chính, chiếm 27% tổng số lượt hỏi thuê.

“Trong năm 2019-2020, có khoảng 260000m2 được mở bán, với sự gia nhập nguồn cung từ các tòa nhà tại các khu vực phía Tây, hoặc Ba Đình, Đống Đa, giá được dự đoán sẽ tăng cho cả 2 hạng. Bên cạnh đó, phân khúc không gian làm việc linh hoạt sẽ mở rộng mạnh mẽ từ nửa cuối 2019 và trở thành nguồn cầu chính cho không gian văn phòng truyền thống”, CBRE dự báo./.