Chế biến sâu để gỡ khó cho ngành điều
Còn nhiều khó khăn trước mắt
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015, tuy xuất khẩu nông sản nói chung gặp rất nhiều khó khăn, nhiều mặt hàng chủ lực giảm mạnh cả về lượng lẫn giá trị, nhưng điều là một trong hai mặt hàng vẫn có sự tăng trưởng với khối lượng xuất khẩu đạt 328 nghìn tấn với 2,39 tỷ USD, tăng 8,3% về khối lượng và tăng 20,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Bước sang năm 2016, hạt điều vẫn tiếp tục là điểm sáng với khối lượng xuất khẩu 02 tháng đầu năm đạt 37 nghìn tấn với 278 triệu USD, tăng 5,3% về khối lượng và tăng 11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Mặc dù, đã có sự tăng trưởng vượt bậc, song theo Hiệp hội Điều Việt
Không chỉ khó khăn trong nguyên liệu, doanh nghiệp điều còn gặp khó khăn tại thị trường Hoa Kỳ, khi năm 2016, phía Hoa Kỳ sẽ áp dụng Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) đối với xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, chủ yếu nhấn mạnh vào yếu tố truy suất nguồn gốc. Phía Hoa Kỳ đánh giá chất lượng và an toàn thực phẩm của Việt Nam chỉ ở mức trên trung bình, vì sản phẩm hạt điều của Việt Nam xuất khẩu còn kém chất lượng, lẫn nhiều tạp chất và màu sắc không đồng đều, do Việt Nam có quá nhiều nhà máy chế biến nhỏ lẻ, chỉ trong vòng một năm qua đã tăng từ 345 lên 371 nhà máy, dẫn tới tình trạng lộn xộn trong khâu chế biến.
Bên cạnh đó, mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 75/2009/TT- BNN PTNT, ngày 02/12/2009 về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nông sản, nhưng khi kiểm tra phát hiện rất nhiều doanh nghiệp chế biến không đạt tiêu chuẩn. Điều đáng nói là doanh nghiệp chậm khắc phục và sau mỗi kỳ kiểm tra xong lại đâu hoàn đấy nên không giải quyết được vấn đề. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 22 doanh nghiệp chế biến đạt tiêu chuẩn ISO, chứng chỉ HACCP trên tổng số 371 đầu mối, doanh nghiệp tham gia chế biến (MP, 2016).
Hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị cho hạt điều xuất khẩu
Theo nhận định của các chuyên gia ngành điều, xuất khẩu điều của nước ta vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong những năm tới. Trước hết là do nhu cầu sử dụng các loại hạt, quả khô để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng trên thế giới đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong khi đó, sản lượng điều nói riêng và nhiều loại quả, hạt khô nói chung, vì nhiều lý do khác nhau mà khó có thể tăng kịp so với nhu cầu.
Tuy nhiên, để tiếp tục giữ vững vị trí số 1 và nâng cao hơn nữa giá trị của hạt điều Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành sẽ đi sâu hơn vào các sản phẩm chế biến sâu. Thực ra, trong những năm qua, bên cạnh nhân điều, các mặt hàng chế biến từ hạt điều cũng đã được nhiều doanh nghiệp tổ chức sản xuất để xuất khẩu và cung ứng trên thị trường nội địa, nhưng chủ yếu vẫn là những dạng chế biến còn tương đối đơn giản, như: nhân điều rang muối, nhân điều còn vỏ lụa rang muối, nhân điều tẩm mật ong…
Hơn nữa, về lâu dài, cần phải quy hoạch lại nguồn nguyên liệu trong nước và tăng cường hợp tác quốc tế với một số nước gần gũi về địa lý, như: Lào, Capuchia... và hỗ trợ về giống, kỹ thuật để phát triển diện tích cây điều tại các nước đó. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư thiết bị máy móc để hiện đại hóa khâu chế biến, tăng hiệu quả.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas, giải pháp tốt nhất giúp ngành điều Việt Nam tồn tại và phát triển là phải chuyển từ việc cạnh tranh mua bán giá rẻ, sang cạnh tranh về mặt chất lượng và giá thành cao. Thực tế, nhiều doanh nghiệp ở Việt
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ nhân điều chủ yếu là các nước phát triển với yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao, đòi hỏi ngành điều cần tập trung xử lý, xem đó như là “sự sống còn” của một ngành hàng, thì mới có thể xâm nhập và đứng vững ở các thị trường này.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015, 2016). Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2015 và 02 tháng đầu năm 2016 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2. Hồng Châu (2016). Ngành điều sắp thiếu nguyên liệu trầm trọng, truy cập từ http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/nganh-dieu-sap-thieu-nguyen-lieu-tram-trong-3369978.html
3. MP (2016). Ngành điều gặp khó cả đầu vào lẫn đầu ra, truy cập từ http://thoibaokinhdoanh.vn/Thi-truong-17/Nganh-dieu-gap-kho-ca-dau-vao-lan-dau-ra-22380.html
Bình luận