Doanh nhân Trần Văn Mười: Ghi dấu trang sử và góp phần lan tỏa văn hóa truyền thống dân tộc

Trong hơn nửa cuộc đời dựng xây sự nghiệp, thành công và dấu ấn của Trần Văn Mười không chỉ dừng lại ở thương trường, mà còn lan tỏa vào lĩnh vực văn chương và nghệ thuật. Vào năm 2020, trong dự án "Ngày Quốc tổ Việt Nam toàn cầu" nhằm tưởng nhớ Vua Hùng - người được coi là tổ tiên của dân tộc Việt Nam, ông đã sáng tác bài thơ "Con cháu Vua Hùng toàn cầu". Thông qua tác phẩm này, doanh nhân Trần Văn Mười không chỉ mong muốn đề cao tinh thần dân tộc, hướng về nguồn cội, giữ gìn và lan tỏa văn hóa truyền thống của dân tộc, mà còn mong muốn truyền cảm hứng giáo dục cho thế hệ mai sau về văn hóa nhân văn của người Việt Nam. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào và động lực ý chí quyết tâm để thế hệ trẻ cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức trở thành những người công dân hữu ích, góp sức xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Doanh nhân Trần Văn Mười: Ghi dấu trang sử và góp phần lan tỏa văn hóa truyền thống dân tộc

Từ tác phẩm "Con cháu Vua Hùng toàn cầu", doanh nhân Trần Văn Mười đã khéo léo chuyển thể từ dạng thơ thành 18 loại hình âm nhạc khác nhau, từ tân nhạc đến các thể loại nhạc dân gian truyền thống. Trong đó, có nhiều thể loại âm nhạc là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại như: Hát xoan Phú Thọ, ca trù, quan họ Bắc Ninh, ví dặm Nghệ Tĩnh, Chầu văn, Bài chòi, cùng một số làn điệu khác như: dân ca Thanh Hóa, hò sông Mã, hát chèo, tuồng, hát ru... đã mang đến một trải nghiệm âm nhạc đa dạng và phong phú. Bài hát này còn được trình bày bởi nhiều ngôi sao nổi tiếng, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn cầu.

Tại Việt Nam, một bài thơ được chuyển thể thành 18 thể loại âm nhạc để biểu diễn thật sự là một điều đặc biệt. Trong cộng đồng người Việt trên toàn thế giới, điều đó lại càng có ý nghĩa đặc biệt hơn nữa. Với dự án, doanh nhân Trần Văn Mười mong muốn giới thiệu những giá trị văn hóa phong phú của người Việt cho cộng đồng thông qua việc quảng bá những hình thức âm nhạc, cùng các thể loại nhạc dân gian, truyền thống đến những người con phương xa. Riêng thể loại tân nhạc, bài hát được trình bày bằng hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh.

Không chỉ nổi tiếng với bài thơ "Con cháu Vua Hùng toàn cầu", bài "Chung sức xây dựng trái đất xanh" do doanh nhân Trần Văn Mười sáng tác cũng là tác phẩm đã để lại "tiếng vang" trong giới thơ ca và ghi dấu ấn trong lòng nhiều người. Bài thơ được ông sáng tác với thông điệp kêu gọi tất cả mọi người cùng nhau nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng, biết sống vì tập thể, cộng đồng, sống lương thiện, hướng đến xây dựng một cuộc sống tốt đẹp - nơi mà ở đó có sự bình yên, trong lành, hòa bình, không có khói lửa chiến tranh. Điểm nổi bật là bài thơ này cũng đã được ông khéo léo chuyển thể thành nhiều thể loại âm nhạc độc đáo, góp phần xây dựng nền văn hóa nghệ thuật nước nhà phong phú, đa dạng.

Doanh nhân Trần Văn Mười: Ghi dấu trang sử và góp phần lan tỏa văn hóa truyền thống dân tộc

Việc góp mặt của hai tác phẩm "Con cháu Vua Hùng toàn cầu" và "Chung sức xây dựng trái đất xanh" trên thảm đỏ văn học có thể nói đây là một hiện tượng thú vị. Điều này chứng tỏ rằng, giới doanh nhân Việt Nam ngày nay không chỉ tập trung vào kinh doanh, mà còn quan tâm đến cộng đồng và văn hóa. Họ hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội và biết giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp cho thế hệ sau.

Bài thơ "Con cháu Vua Hùng toàn cẩu" và "Chung sức xây dựng trái đất xanh"của doanh nhân Trần Văn Mười đã lan tỏa những thông điệp ý nghĩa về truyền thống, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết và bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc chuyển thể các bài thơ thành nhiều thể loại âm nhạc khác nhau đã đóng góp vào việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam./.

PV