Việc FED nâng lãi suất dường như là việc cần phải làm trong tháng 12 khi lạm phát đang tăng, thị trường lao động phát triển mạnh mẽ và tình hình chính trị sẽ rõ ràng hơn sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hoàn tất. Hiện thị trường đang đặt cược 78% cơ hội FED sẽ tăng lãi suất trong tháng 12/2016, theo hãng tin Bloomberg.

Câu hỏi đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Chuyên gia kinh tế trưởng HSBC tại thị trường Mỹ Kevin Logan cho rằng chu kỳ thắt chặt này với việc FED chỉ tăng lãi suất mỗi năm một lần cho đến năm 2018 là khá hời hợt. Nói tóm lại, đây không phải là chu kỳ thắt chặt bình thường; trong quá khứ, việc tăng lãi suất được tiến hành nhanh chóng hơn nhiều.

Theo HSBC, việc tăng lãi suất có thể sẽ đem lại cho các nước châu Á một số bảo đảm. Với việc tận dụng các biện pháp đòn bẩy cao, và ngày càng tăng, chi phí huy động đồng USD tăng đặt ra những khó khăn cho việc phát triển kinh tế. Nhưng miễn là việc tăng lãi suất được thực hiện dần dần, những nguy cơ căng thẳng tài chính sẽ được kiểm soát.

Đồng thời, FED chắc chắn sẽ tạo ra một vài ảnh hưởng. Như những gì đang diễn ra êm đềm trong thời điểm hiện tại, chắc chắn sẽ có một số xáo trộn các danh mục đầu tư. Thêm vào đó, các thị trường đang giao dịch trên sự kỳ vọng và việc FED tăng lãi suất có thể sẽ thổi bùng những nỗi sợ hãi rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn trước đây.

Như năm ngoái, ngay sau khi FED tăng lãi suất, các chuyên gia phân tích và phê bình bắt đầu dự đoán FED sẽ hành động nhanh hơn (nhiều người dự đoán FED sẽ tăng lãi suất bốn lần trong năm 2016). Những dự báo này cho đến thời điểm hiện tại là sai. Nhưng đó là bản chất của sự việc: việc FED tăng lãi suất sẽ khiến thị trường kỳ vọng có thêm nhiều động thái nữa. Và điều đó khiến cho thị trường lo lắng.

Trong những quốc gia có thể đối mặt với sức ép tăng trưởng lớn hơn là các nền kinh tế nhỏ và mở, sử dụng các biện pháp đòn bẩy cao trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia. Các nước khác cũng sẽ cảm nhận khó khăn nhưng ít hơn bao gồm Philippines, Indonesia và Ấn Độ nơi có mức nợ thấp hơn nhiều. Trung Quốc cũng sẽ không thoải mái lắm. Bên cạnh đó, việc FED tăng lãi suất có thể là một trong những lý do tại sao Trung Quốc sẽ tập trung nhiều hơn về chính sách tài khóa hơn là chính sách tiền tệ để giữ mọi việc tiếp tục tiến triển.

Riêng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tán thành việc FED nâng lãi suất vì điều này có thể giúp các chuyên gia Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cảm thấy “nhẹ nhõm” hơn một chút./.