Food Stylist: Nghề cho bạn trẻ yêu cái đẹp của thực phẩm
“Food Stylist”: niềm đam mê với ẩm thực
Food stylist niềm đam mê với ẩm thực.
Nếu ngày trước khái niệm ăn uống là phải thật no thì hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng tăng cao thì khái niệm ăn uống cũng tăng theo. Không còn phải ăn cho thật no mà là món ăn phải vừa bắt mắt vừa ngon. Vì vậy mà Food Stylist ra đời nhằm đáp ứng cho phù hợp với nhu cầu ẩm thực hiện nay.
Nghệ thuật ẩm thực
“Nghệ thuật ẩm thực”
Khi bước vào một nhà hàng, điều bạn quan tâm chú ý nhất là cuốn menu với những hình ảnh các món ăn không chỉ diễn tả nội dung mà còn đến cả hình thức. Khi nhìn vào sẽ gây cảm giác thèm ăn bởi sự cuốn hút của nguyên liệu tươi mới, hương vị đậm đà hay vừa nhìn là cảm thấy ngon và thích thú từ những hình ảnh, đó là phần việc mà một Food Stylist phải làm để “quyến rũ” thực khách từ cái nhìn đầu tiên.
Những khó khăn khi bước vào nghề
Để trở thành một Food Stylist thì cần có những yếu tố gì? Không phải như các đầu bếp có những gian bếp riêng biệt để thoải mái tự do cho những sáng tạo chế biến món ăn của mình, các Food Stylist có không gian làm việc linh động tùy vào từng công việc cụ thể, có khi trong bếp, có một studio, hoặc có thể ở ngoài trời. Food stylist đòi hỏi bạn phải làm một người làm việc nhóm tốt vì khi ngoài khách hàng bạn còn phải làm việc chung với thợ chụp ảnh, producer… để đạt hiệu quả công việc cao nhất. Các Food Stylist phải có kỹ năng nấu ăn, con mắt nghệ thuật và am hiểu về văn hóa ẩm thực trong cũng như ngoài nước.
Ngoài kiến thức về các món ăn bạn còn phải am hiểu về kiến thức chụp ảnh, hiểu về ánh sáng, góc máy, hiệu ứng… những cách để tăng chất lượng sản phẩm cao hơn. Đa phần các Food Stylist có các chứng chỉ đào tạo về nghề bếp trong các trường ẩm thực, một số người lại có bằng cấp liên quan đến mỹ thuật, hội họa, thiết kế….và đa dạng các ngành nghề về nghệ thuật và ẩm thực.
Ngành nghề dành cho những ai đam mê ẩm thực
Hiện ở Việt Nam nghề Food Stylist vẫn chưa quá phát triển, chỉ chiếm phần nhỏ người làm nhưng sự cạnh tranh thì rất lớn. Dù được xem là nghề cần thiết và có thu nhập cao, nhưng tại Việt Nam những người theo đuổi nghề này phần lớn là tìm hiểu thông tin trên mạng và tự học hỏi từ những người đi trước. Tuy nhiên với sự hấp dẫn và đầy thử thách, Food stylist quả thực sẽ là trải nghiệm thú vị cho những bạn trẻ đam mê sự sáng tạo, mới mẻ và biến đổi không ngừng.
Có thể nói Food Styling cũng giống như thời trang, cũng hình thành các xu hướng khác nhau qua từng thời kỳ tùy vào cái nhìn của người tiêu dùng, xu hướng sản xuất của các công ty thực phẩm, truyền thông… nhưng mọi thứ xảy ra không được ồn ào như thời trang, Food Styling chuyển mình từ từ khiến bạn không nhận ra nó đổi khác. Ngày nay xu hướng chung của Food Styling hướng tới cái nhìn tự nhiên không quá gượng ép để diễn tả nét đẹp rất riêng vốn có của mỗi loại thực phẩm.
Bình luận