Giá điện tại châu Âu lên mức cao nhất trong nhiều năm
Theo đó, giá năng lượng tăng kỷ lục đã đẩy giá điện của châu Âu lên mức cao nhất trong nhiều năm và khó có thể giảm trước cuối năm nay. Điều này báo hiệu một “mùa sưởi ấm đắt đỏ” đối với người tiêu dùng trong mùa Đông năm nay.
Giá điện tăng báo hiệu một mùa Đông khắc nghiệt hơn với người dân đang đến gần |
Theo Le Monde (Pháp), thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu và năng lượng để vận hành các công xưởng, nhà máy nhiệt điện và giao thông vận tải. Từ nhiều tháng nay, sự phục hồi kinh tế vững chắc ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ khiến nhu cầu năng lượng tăng lên mạnh mẽ. |
Giá điện của Liên minh châu Âu (EU) nói chung và tại Pháp nói riêng đều đã tăng gấp đôi kể từ đầu năm nay, do sự kết hợp của các yếu tố từ sự phục hồi kinh tế của châu Á khiến giá than và khí đốt tăng vọt – cho đến những bất đồng quan điểm trong việc thúc đẩy châu Âu cấp phép phát thải carbon, giá dầu cao hơn và sản lượng năng lượng tái tạo ở khu vực còn thấp.
Cụ thể, giá điện chuẩn của EU, được tính theo giá điện bán buôn của Đức kỳ hạn năm 2022, đã lập kỷ lục vào ngày 10/9/2021, đứng ở mức 97,25 euro (115,09 USD)/MWh, trong khi giá điện ở Pháp cũng đang áp sát mức cao kỷ lục 100,4 euro /MWh.
Các nhà phân tích cho rằng, trong khi các mô hình cung cấp điện từ năng lương gió và năng lượng từ nguồn khí đốt của Nga vẫn đang là những giải pháp bất ổn định cho thị trường châu Âu, bối cảnh hiện tại có nghĩa là khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng nguồn cung điện đang gia tăng đáng kể.
Bước sang quý IV/2021, nghĩa là bắt đầu vào mùa Đông, giá điện tại châu Âu đang tăng mạnh do nguồn cung năng lượng cơ bản bị thắt chặt, trong khi các dự báo về thời tiết mát mẻ và khô hạn cho thấy nhu cầu điện vẫn cao, còn nguồn cung thủy điện thấp.
Georgi Slavov, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu cơ bản của Công ty dịch vụ môi giới Marex Spectron cho biết, tất cả các chỉ số của họ về thời tiết và thị trường nhiên liệu đều báo hiệu giá điện sẽ tiếp tục tăng.
Trong một bài báo xuất bản tháng 8/2021, Báo Le Monde (Pháp) cho rằng, thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu và năng lượng để vận hành các công xưởng, nhà máy nhiệt điện và giao thông vận tải. Từ nhiều tháng nay, sự phục hồi kinh tế vững chắc ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ khiến nhu cầu năng lượng tăng lên mạnh mẽ và kéo theo sự leo thang của giá cả.
Giá dầu tăng đã mang lại cho các công ty trong lĩnh vực này những khoản doanh thu khổng lồ. Tập đoàn dầu khí quốc gia của Saudi Arabia, Saudi Aramco, hôm 8/8 vừa qua công bố lợi nhuận 25,5 tỷ USD trong quý II/2021, gấp bốn lần so với cùng kỳ năm trước.
Bộ trưởng đặc trách Ngoại thương Pháp Franck Riester cho rằng xu hướng này đang thúc đẩy lạm phát và có tác động rất mạnh đến giá cả hàng hóa nhập khẩu của nước này. Kết quả là thâm hụt thương mại của Pháp tăng lên 34,8 tỷ euro trong nửa đầu năm.
Giá "vàng đen" đi lên cũng kéo theo giá của các loại nhiên liệu và năng lượng khác tăng theo như khí đốt và điện. Một trong những nguyên nhân đẩy giá dầu tăng là nhu cầu mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và sự sôi động trở lại của các thị trường, đặc biệt là ở châu Á.
Chỉ trong vòng 1 năm, giá khí đốt tại châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) đã tăng gấp 6 lần, từ 2,2 USD lên hơn 13 USD cho mỗi Đơn vị Nhiệt Anh (BTU).
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế Pháp, trước mắt, nếu dịch bệnh bùng phát do biến thể Delta của dịch COVID-19 dẫn đến việc áp dụng trở lại giãn cách xã hội và cản trở sự phục hồi toàn cầu, nhu cầu sử dụng năng lượng có thể thay đổi. Nhưng dù tình huống này có xảy ra thì trong trung hạn, giá năng lượng cũng sẽ không giảm./.
Bình luận