Giao dịch xuất - nhập khẩu thời hội nhập: Quan trọng là chữ tín
Trao đổi với báo chí, theo ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty VIETGO - một trong những doanh nghiệp chuyên tư vấn xuất khẩu cho doanh nghiệp, trong quá trình làm tư vấn, ông đã gặp không ít câu chuyện doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam tố rằng bị lừa. Khi tìm hiểu kỹ mới biết "cú lừa" này lại bắt nguồn từ nguyên nhân của thói làm ăn cẩu thả, manh mún.
Ông Việt dẫn chứng, trường hợp ông Benjamin - một thương gia đến từ Mangalore, Ấn Độ đã có lần phải thốt lên rằng sẽ không bao giờ làm việc với đối tác người Việt
Ông Benjamin bên đống gỗ căm xe vừa mua được (Ảnh: VIETGO)
Nguyên nhân là do, Công ty Primeland Builders Private Ltd - công ty chuyên nhập gỗ về cung cấp cho các nhà máy, đóng đồ nội thất tại Mangalore - Ấn Độ nơi Benjamin làm việc đã ký hợp đồng mua gỗ căm xe với 1 doanh nghiệp tại Bình Phước - Việt Nam. Khi ký hợp đồng, doanh nghiệp của Benjamin và doanh nghiệp Việt
Tuy nhiên, sau khi nhận được hàng, kích thước gỗ không như ban đầu và thiếu đến 55 khối gỗ (tương đương với 1 container). Điều này khiến cho Benjamin nghĩ, doanh nghiệp ông đã bị doanh nghiệp Việt
Thực tế, ông Nguyễn Tuấn Việt phân tích, không phải doanh nghiệp Việt lừa doanh nghiệp nước ngoài mà bản chất của vấn đề nằm ở chỗ, do chưa quen thực hiện các giao dịch xuất khẩu nên hàng hóa chỉ được doanh nghiệp Việt Nam đo bằng cách “áng chừng”, ví dụ một container sẽ chở được khoảng 50 khối gỗ.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều vấn đề sẽ phát sinh khi đóng container như cây gỗ bị cong chiếm diện tích, dẫn đến thiếu hàng hoặc thực tế, 1 container chỉ chở được khoảng 48 khối gỗ so với con số 50 khối gỗ ước tính ban đầu. Lúc này, việc đóng thêm hàng là điều khó khăn vì phí vận tải cho một container khá cao. Dù thiếu hàng nhưng người mua muốn kiện ngược lại rất khó vì tiền hàng đã được trả hết. Trong khi số tiền dành cho hầu tòa lại rất cao. Vụ việc này dẫn đến tâm lý doanh nghiệp nước ngoài cho rằng mình bị lừa và không còn lòng tin để làm việc lại với doanh nghiệp Việt
Không chỉ có doanh nghiệp Việt bị “tố” lừa đảo, ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng khiến phía Việt Nam phải cảnh giác cao độ.
Vào cuối năm 2014, Bộ Công Thương đã phải đăng đàn cảnh báo khi có nhiều doanh nghiệp Việt bị lừa đảo khi làm ăn với các đối tác châu Phi.
Theo ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng Vụ châu Phi - Tây Nam Á (Bộ Công Thương) cho biết, hình thức lừa đảo phổ biến nhất là yêu cầu trả trước lệ phí. Theo đó, doanh nghiệp châu Phi sẽ mời doanh nghiệp Việt tham gia đầu tư vào một dự án, hoặc đề nghị mua hàng của doanh nghiệp sau đó đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu trả một khoản lệ phí (khoảng 3.000-5.000 USD) để xin giấy chứng nhận nhập khẩu hàng hóa như phí giấy phép nhập khẩu hoặc phí đăng ký nhập khẩu vào nước sở tại, phí tòa án, phí luật sư, phí trúng thầu dự án... Một hình thức khác là lừa đảo tiền đặt cọc khi doanh nghiệp Việt
Hình thức là các doanh nghiệp thường phải đặt cọc cho nhà cung cấp ở Châu Phi khoảng 10% - 30% tổng giá trị hợp đồng. Sau khi nhận tiền đặt cọc xong thì các doanh nghiệp xuất khẩu Châu Phi không hồi âm, cắt đứt mọi liên hệ và không giao hàng. Đã có trường hợp doanh nghiệp Việt
Dẫn chứng một trường hợp thực tế mà ông Nguyễn Tuấn Việt biết, một khách hàng của VIETGO có trụ sở tại Thanh Hoá đã suýt mất mấy nghìn USD với đối tác tại châu Phi khi họ ký hợp đồng với doanh nghiệp Việt mua hơn 1.500 tấn than, trị giá gần 1 triệu USD, tuy nhiên, yêu cầu đóng trước hơn 3.000 USD để nhận được tiền đặt cọc. Doanh nghiệp Việt đã định đóng vì hợp đồng kia quá lớn và béo bở, nhưng các chuyên viên tư vấn VIETGO kiên quyết ngăn lại.
Theo VIETGO, có một nguyên tắc mà các doanh nghiệp phải nắm vững: “Người bán luôn nhận tiền từ người mua chứ không bao giờ được chuyển cho người mua, trừ khi không làm được hàng và trả lại tiền cọc”. Sau thời gian ngắn, cơ quan chức năng đã xác định đối tượng châu Phi này là lừa đảo.
Trong hoàn cảnh hội nhập sâu rộng, nhiều cơ hội sẽ đến do doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường do những cam kết giảm thuế tối đa từ cách hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, nếu không có đủ kiến thức, doanh nghiệp sẽ dễ vướng vào những vụ lừa đảo tưởng như đơn giản.
Vì thế, ông Nguyễn Tuấn Việt đưa ra một số khuyến nghị, nhằm giữ chữ tín trong giao dịch kinh doanh, tránh tối đa những rủi ro, đó là:
Thứ nhất, doanh nghiệp Việt khi hội nhập phải tự nâng cao hiểu biết về luật pháp quốc tế và thói quen giao dịch của bạn hàng. Phải đặc biệt giữ chữ tín vì nếu chỉ mất sự tín nhiệm một lần sẽ không có cơ hội để làm ăn lại lần thứ hai.
Thứ hai, phải đặc biệt cẩn thận trong việc thanh toán. Cách tốt nhất là khi thảo hợp đồng, nên mở L/C tại ngân hàng.
Thứ ba, tìm đến các chuyên gia như những người làm xuất nhập khẩu lâu năm hoặc các công ty tư vấn để đảm bảo giảm thiểu tối đa những rủi ro trong giao dịch./.
Bình luận