Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 14 (841)
|
Dịch vụ logistics phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi ích to lớn. Các quy định pháp luật về dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi của các chủ thể liên quan, đồng thời hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn còn đang tồn tại một số hạn chế, bất cập về quy định pháp luật dịch vụ logistics, đòi hỏi cần có sự hoàn thiện của pháp luật dịch vụ logistics ở Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ này. Thông qua bài viết “Hoàn thiện pháp luật dịch vụ logistics của Việt Nam”, nhóm tác giả Nguyễn Thường Lạng, Phạm Hải Sơn Hiếu khuyến nghị nhằm thiện pháp luật dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay.
Việt Nam đang hướng tới các mục tiêu trong Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Theo đó, mọi người dân, doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm. Để thực hiện thành công các mục tiêu này, cần có sự tham gia, vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội. Bài viết “Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Hằng đánh giá thực trạng tài chính toàn diện tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện.
Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhờ đó, các doanh nghiệp FDI đã có mặt ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết “Giải pháp tăng cường hiệu quả thu hút FDI tại Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh phân tích kết quả đạt được, cùng những tồn tại, hạn chế trong thu hút FDI tại Việt Nam và đưa ra giải pháp để hoạt động này hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 60/NĐ-CP, ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) đã tạo ra bước tiến mới về khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan, đơn vị trong việc chủ động, tích cực tìm mọi cách khai thác nguồn thu và quản lý chi tiêu nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc tăng cường kết quả và chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Thông qua bài viết “Giải pháp đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương thực khuyến nghị một số giải pháp nhằm nhằm đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL trong giai đoạn hiện nay.
Chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp (DN) du lịch Việt Nam sau dịch Covid-19. Hiện nay, khi nhu cầu, thói quen của khách du lịch đã thay đổi, thì việc chuyển đổi số hay không sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của các DN du lịch. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số ở các DN du lịch cũng có nhiều vấn đề đặt ra, cần có những giải pháp đồng bộ hơn nữa trong thời gian tới. Bài viết “Chuyển đổi số ở các doanh nghiệp du lịch: Thực trạng và một số đề xuất trong thời gian tới”, của nhóm tác giả Khuất Hương Giang, Bùi Thị Hồng Nhung đánh giá thực trạng hoạt động chuyển đổi số ở các DN du lịch, từ đó khuyến nghị một số giải pháp trong thời gian tới.
Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence - AI) đang phát triển nhanh chóng và từng bước khẳng định là công nghệ trụ cột, đột phá trong cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4. Thực tế cho thấy, giáo dục là đối tượng thụ hưởng thành quả của AI. AI cũng góp phần trực tiếp đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục hướng đến sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Đồng thời, giáo dục là lĩnh vực then chốt cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy AI. Thông qua bài viết “Trí tuệ nhân tạo - cơ hội và thách thức trong giáo dục”, tác giả Nguyễn Hoàng Diệu Linh đánh giá những cơ hội và thách thức trong ứng dụng AI vào lĩnh vực giáo dục, từ đó đề xuất những giải pháp đối với Việt Nam trong thời gian tới nhằm thúc đẩy hiệu quả mối quan hệ tương hỗ giữa giáo dục và AI.
Cùng với đó, trong số kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Nguyễn Thường Lạng, Phạm Hải Sơn Hiếu: Hoàn thiện pháp luật dịch vụ logistics của Việt Nam
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Nguyễn Thị Hằng: Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Nguyễn Thị Quỳnh Anh: Giải pháp tăng cường hiệu quả thu hút FDI tại Việt Nam
Phan Anh: Tác động của hiệu quả vốn sử dụng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nguyễn Thị Thu Hương: Giải pháp đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong giai đoạn hiện nay
Khuất Hương Giang, Bùi Thị Hồng Nhung: Chuyển đổi số ở các doanh nghiệp du lịch: Thực trạng và một số đề xuất trong thời gian tới
Đoàn Vân Hà: Đổi mới sáng tạo thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Nguyễn Hoàng Diệu Linh: Trí tuệ nhân tạo - cơ hội và thách thức trong giáo dục
Đào Thúy Em: Thực trạng nguồn lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây
Phùng Văn Như, Lại Trần Tùng: Giải pháp phát triển nhân lực công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay
Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Điềm: Quản lý, bảo vệ môi trường tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Mai Quyên, Vũ Thị Minh Ngọc: Chi trả dịch vụ môi trường rừng cho dịch vụ du lịch ở Việt Nam - Thực tiễn và một số giải pháp
Trương Thị Dung: Nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm nhân thọ
Trương Công Thắng: Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng kinh tế nông thôn
Ngô Vi Dũng, Đào Thị Lành: Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới ý định khởi nghiệp của sinh viên
Nguyễn Thu Hương, Cao Thị Phương Thuỷ: Nắm bắt cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế khi du lịch Trung Quốc mở cửa sau đại dịch Covid-19
Đỗ Văn Nhân: Phát huy vai trò của tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây trong phát triển kinh tế tỉnh Quảng Trị
Hoàng Cao Cường: Phát triển thương mại điện tử tại Hà Nội theo tiếp cận quản lý nhà nước
Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thế Huân: Tái cơ cấu đầu tư công cho tăng trưởng kinh tế tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên
Trần Khắc Ninh, Triệu Đình Phương: Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh
NHÌN RA THẾ GIỚI
Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hồng Hải: Rủi ro dẫn tới sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley: Bài học cho hệ thống ngân hàng toàn cầu và Việt Nam
Vũ Mai Phương: Chính sách thuế thúc đẩy phát triển DNNVV: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Đặng Đình Đào, Đặng Thị Thúy Hồng, Trần Đức Hạnh: Vấn đề xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp phát triển
Bùi Thị Hoàng Lan: Phát triển kinh tế đô thị tại TP. Hà Nội
Trần Lê Duy, Dương Thu Phương: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của hợp tác xã nông nghiệp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Đàm Thanh Thủy: Thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Hồ Thị Hiền, Dương Tiến Dũng: Kinh tế số tỉnh Nghệ An - Thực trạng và giải pháp
Triển khai hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
IN THIS ISSUE
FROM POLICY TO PRACTICE
Nguyen Thuong Lang, Pham Hai Son Hieu: Completing Vietnam's law on logistics service
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Nguyen Thi Hang: Promoting financial inclusion in Vietnam
RESEARCH - DISCUSSION
Nguyen Thi Quynh Anh: Solutions to enhance the efficiency of FDI attraction into Vietnam
Phan Anh: Impact of capital efficiency on the performance of Vietnamese commercial banks
Nguyen Thi Thu Huong: Schemes to promote the implementation of the financial autonomy mechanism for public non-business units in the current period
Khuat Huong Giang, Bui Thi Hong Nhung: Digital transformation in tourism businesses: Reality and suggestions in the coming time
Doan Van Ha: Innovation to promote national competitiveness
Nguyen Hoang Dieu Linh: Artificial intelligence - opportunities and challenges for education sector
Dao Thuy Em: Reality of labor resources in Vietnamese enterprises in recent years......
Phung Van Nhu, Lai Tran Tung: Solutions to the development of high-tech human resources in Vietnam today
Nguyen Tuan Anh, Nguyen Van Diem: Management and protection of the environment in Vietnam: Current situation and solutions
Mai Quyen, Vu Thi Minh Ngoc: Payment for forest environmental services from tourism services in Vietnam - Reality and some solutions
Truong Thi Dung: Raising people’s awareness about life insurance
Truong Cong Thang: Solutions to promote OCOP products for economic development in rural areas
Ngo Vi Dung, Dao Thi Lanh: Impact the Covid-19 on students’ entrepreneurial intentions
Nguyen Thu Huong, Cao Thi Phuong Thuy: Seize the opportunities to attract international tourists when China’s tourism opened after the Covid-19 pandemic
Do Van Nhan: Promoting the role of the East-West Economic Corridor in Quang Tri province’s economic development
Hoang Cao Cuong: Boosting e-commerce in Hanoi from the perspective of state management
Ta Thi Thanh Huyen, Nguyen The Huan: Restructuring public investment for economic growth in some localities and lessons for Thai Nguyen province
Tran Khac Ninh, Trieu Dinh Phuong: Impact of investment on economic growth of Quang Ninh province
WORLD OUTLOOK
Pham Manh Hung, Nguyen Thi Hong Hai: Risks leading to the collapse of Silicon Valley Bank: Lessons for the global and Vietnamese banking system
Vu Mai Phuong: Tax policy to promote SMEs development: International experience and lessons for Vietnam
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Dang Dinh Dao, Dang Thi Thuy Hong, Tran Duc Hanh: The import - export of goods and services of Hanoi city: Reality and solutions
Bui Thi Hoang Lan: Development of urban economy in Hanoi
Tran Le Duy, Duong Thu Phuong: To improve economic efficiency of agricultural cooperatives in Son Dong district, Bac Giang province
Dam Thanh Thuy: Reality of payment for forest environmental services in Lao Cai province
Ho Thi Hien, Duong Tien Dung: Digital economy of Nghe An province - Current situation and solutions
Effectively implement state management in industrial zones of Vinh Phuc province
Bình luận