Trong thời đại công nghiệp 4.0, mặc dù trí tuệ nhân tạo có vai trò vô cùng quan trọng, nhưng con người vẫn là yếu tố quyết định. Trong lĩnh vực báo chí – truyền thông, việc nâng cao thương hiệu nhà báo là mục tiêu rất quan trọng. Thương hiệu nhà báo không chỉ khẳng định tầm vóc, uy tín của cá nhân nhà báo, mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội và sự đóng góp của nhà báo đối với quá trình phát triển của cộng đồng. Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, tác giả Tô Đình Tuân thông qua bài viết “Nâng cao thương hiệu nhà báo trong thời đại công nghiệp 4.0” đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao thương hiệu nhà báo, như: Các cơ quan báo chí cần nhận thức rõ tầm quan trọng của thương hiệu nhà báo trong thời đại công nghiệp 4.0; Cần đẩy mạnh công tác tuyển dụng, phát hiện, đào tạo nguồn nhân lực, nhằm tìm kiếm, bồi dưỡng các tài năng trong lĩnh vực báo chí; Lãnh đạo cơ quan báo chí cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo hội đủ các yếu tố về năng lực, đạo đức trải nghiệm thực tế, tham gia những cuộc điều tra, thực hiện những đề tài lớn, những loạt bài, vệt bài có tác động xã hội để từng bước đào tạo, rèn luyện kỹ năng tác nghiệp…

Thực tế cho thấy, vấn đề quản lý vốn nhà nước không rõ ràng đang là các rào cản dẫn đến làm chậm tốc độ phát triển của cả hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, ngày 03/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, Ủy ban này cần có cơ chế hoạt động như thế nào để đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Bài viết “Để Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoạt động hiệu quả” của tác giả Hoàng Thu Hường đã nêu ra 3 vấn đề cần lưu ý đến quyết định hiệu quả hoạt động của Ủy ban là: cơ cấu tổ chức, bộ máy tinh gọn, hiệu năng; đội ngũ công chức chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao; hệ thống xử lý thông tin hiện đại để cập nhật và xử lý kịp thời, đưa ra quyết định tối ưu..

Ngoài 3 vấn đề trên, tác giả cũng lưu ý rằng, khi thành lập Ủy ban, Chính phủ cần có chủ trương xử lý các vấn đề tồn đọng của một số đơn vị thành viên để không tạo nên gánh nặng cho một cơ quan mới thực hiện chức năng, nhiệm vụ khá nặng nề trong điều kiện mới bắt đầu. Bên cạnh đó, về cơ chế giám sát hoạt động của Ủy ban, theo Dự thảo Nghị định, Ủy ban thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định kỳ theo quy định của pháp luật hoặc đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ được giao, về kết quả, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu. Đồng thời, Ủy ban phải lập và công bố công khai báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; về tổng hợp kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có một phần vốn nhà nước do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên, công bố công khai như thế nào, trên các kênh nào, điều này rất cần được làm rõ để cơ chế giám sát công được sử dụng hiệu quả.

Tiếp nối kết quả thành công của năm Quốc gia khởi nghiệp 2017 với tất cả 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch, thì ngay trong 5 tháng đầu năm 2018, môi trường kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục có những dấu hiệu khả quan, thể hiện qua số liệu về tình hình gia nhập thị trường của doanh nghiệp… Tác giả Trần Thị Hồng Minh qua bài viết “Những điểm nổi bật về tình hình gia nhập thị trường của đoanh nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2018” đã chỉ ra 5 điểm như sau: (1) Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập liên tục gi tăng; (2) Tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử vượt xa chỉ tiêu đặt ra của Chính phủ; (3) Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; (4) Chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp tiếp tục được cắt giảm; (5) Chỉ số gia nhập thị trường năm 2017 cao nhất trong 12 năm liên tiếp.

Việc hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới đã làm gia tăng các nguy cơ về tranh chấp trong giao dịch thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Vậy làm thế nào để có thể giải quyết hài hòa lợi ích các bên trong tranh chấp thương mại và nhất là trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0? Thông qua bài viết “Giải quyết tranh chấp thương mại trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”, tác giả Nguyễn Xuân Minh đã nêu lên một số tranh chấp thương mại có thể phát sinh trong bối cảnh CMCN 4.0, như: Tranh chấp về việc hình thành hợp đồng điện tử; Tranh chấp về lỗi nhập dữ liệu trong giao dịch điện tử; Tranh chấp liên quan đến chữ ký điện tử; Tranh chấp liên quan đến nội dung của hợp đồng.

Mặc dù hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được ban hành khá đầy đủ, tuy nhiên, đến nay, quyền lợi người tiêu dùng vẫn đang bị xâm phạm và chưa được bảo vệ thỏa đáng. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có nhiều giải pháp tích cực hơn nữa trong thời gian tới. Tác giả Phạm Tiến Dũng với bài viết “Để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày càng đi vào hiệu quả” đã nêu lên một số đề xuất, như: đẩy mạnh hoàn thiện và thực thi các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Đa dạng hóa các hình thức, phương thức tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Các hội bảo vệ người tiêu dùng cần phát huy vai trò đại diện người tiêu dùng, trung gian, hòa giải mâu thuẫn với người tiêu dùng và doanh nghiệp…

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, sự xuất hiện của các dự án đầu tư FDI trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) được kỳ vọng nhằm đưa Việt Nam không chỉ trở thành một trung tâm gia công lớn trên thế giới, mà còn là nơi cho ra đời những phát minh sáng chế mới. Vì vậy, việc học tập kinh nghiệm thu hút FDI trong lĩnh vực này của châu Âu sẽ là bài học quý báu đối với Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh về “chất” trong thu hút FDI. Bài viết “Thu hút FDI trong lĩnh vực R&D: Kinh nghiệm từ châu Âu” của tác giả Đoàn Vân Hà đã đưa ra một số gợi ý như sau: Cần xây dựng khung chính sách đồng bộ; Cần tăng cường và hoàn thiện môi trường đầu tư R&D; Các chiến lược chính sách và các ưu đãi về tài chính để thu hút FDI lĩnh vực R&D cần được thiết kế rất thận trọng, sau khi cân nhắc cẩn thận những tiềm năng lan truyền tiềm ẩn và mối liên hệ sẽ như thế nào và làm thế nào để có thể chuyển đổi thành những lợi ích thực tế cho hệ thống đổi mới quốc gia.

Trong những năm qua, dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc, vùng Tây Bắc đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, đặc biệt là công tác đào tạo đại học, cao đẳng đã có bước phát triển nhanh. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang đặt ra một số khó khăn, hạn chế, cần có giải pháp kịp thời để khắc phục. Tác giả Hoàng Thị Quý với bài viết “Một số giải pháp đối với công tác đào tạo đại học, cao đẳng vùng Tây Bắc” đã chỉ ra một số khó khăn, hạn chế, như: Công tác dự báo, định hướng đào tạo chưa gắn với nhu cầu thị trường lao động; Nhiều trường chủ yếu quan tâm đến số lượng tuyển sinh, mà chưa quan tâm đến chất lượng đào tạo, dẫn tới chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng bị giảm đi; Công tác tuyên truyền, tư vấn, tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp chưa được các địa phương quan tâm, nên hiệu quả chưa cao; Cán bộ giảng dạy thiếu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là giáo viên có trình độ cao, tâm huyết…/.

MỤC LỤC

KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Tô Đình Tuân: Nâng cao thương hiệu nhà báo trong thời đại công nghiệp 4.0

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Hoàng Thu Hường: Để Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

Nguyễn Đăng Huy: Về mối quan hệ giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán

Đào Thị Đài Trang: Khác biệt trong hạch toán ở doanh nghiệp trồng cây lâu năm Việt Nam với Chuẩn mực Kế toán Quốc tế về nông nghiệp

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Trần Thị Hồng Minh: Những điểm nổi bật về tình hình gia nhập thị trường của doanh nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2018

Lê Anh Duy: Phát triển khoa học, công nghệ: Giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Thị Nhung: Cải cách hành chính trước thềm cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nguyễn Xuân Minh: Giải quyết tranh chấp thương mại trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nguyễn Thu Ngà: Cách mạng Công nghiệp 4.0: Những xu hướng logistics mới và vai trò của con người trong chuỗi cung ứng thông minh

Nguyễn Thị Hường: Nhân lực kế toán, kiểm toán trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Đồng Thị Phương Nga: Giải pháp tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học tại các học viện, nhà trường quân đội

Phạm Tiến Dũng: Để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày càng đi vào hiệu quả

Nguyễn Thị Hoài Thu: Phát triển kinh tế biển, đảo gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Lê Huy Đức: Hạch toán và dự báo tăng năng suất lao động: Tiếp cận từ góc độ chuyển dịch cơ cấu ngành theo sản lượng

Lê Hà Linh: Tăng cường liên kết trong phát triển du lịch ở Việt Nam

Nguyễn Nam Anh: Để doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Nhìn từ góc độ thể chế

NHÌN RA THẾ GIỚI

Phan Huy Đường: Kinh nghiệm quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập của một số nước trên thế giới

Lê Thị Xuân Huế: Thực tiễn công tác đăng ký kinh doanh ở một số nước ASEAN và khuyến nghị của OECD

Đoàn Vân Hà: Thu hút FDI trong lĩnh vực R&D: Kinh nghiệm từ châu Âu

Nguyễn Thị Đan Phương: Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp xã hội tại Hàn Quốc

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Hoàng Thị Quý: Một số giải pháp đối với công tác đào tạo đại học, cao đẳng vùng Tây Bắc

Nguyễn Viết Đăng, Trần Văn Công: Tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở huyện Hải Hậu, Nam Định

Hoàng Thị Ngọc Nghiêm: Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp

Từ Quang Phương, Lê Văn Tuấn, Dương Công Doanh: Vấn đề nâng cao hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

...............................

IN THIS ISSUE

93RD ANNIVERSARY OF VIETNAM REVOLUTIONARY PRESS DAY

To Dinh Tuan: Enhancing the brand of journalists in the Fourth Industrial Revolution

FROM POLICY TO PRACTICE

Hoang Thu Huong: To effectively operate Committee for State Capital Management at Enterprises

Nguyen Dang Huy: On the relationship between tax policy and accounting standards

Dao Thi Dai Trang: Difference between accounting in perennial plant enterprises in Vietnam and International Accounting Standards for agriculture

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Tran Thi Hong Minh: Significant achievements of the market entry of enterprises in the first five months of 2018

Le Anh Duy: Development of science and technology: A solution to boost labour productivity

RESEARCH – DISCUSSION

Nguyen Thi Nhung: Administrative reform in the Fourth Industrial Revolution

Nguyen Xuan Minh: Settlement of trade disputes in the context of the Fourth Industrial Revolution

Nguyen Thu Nga: The Fourth Industrial Revolution: New trends of logistics and the role of human in the smart supply chain

Nguyen Thi Huong: Human resources in accounting and auditing in the Fourth Industrial Revolution

Dong Thi Phuong Nga: Financial solutions to promote scientific research activities in military academies and schools

Pham Tien Dung: For more effective protection of consumer’s interest

Nguyen Thi Hoai Thu: Boosting sea and island economy in association with ensuring national defense and security

Le Huy Duc: Accounting and forecasting of labor productivity: From the perspective of sectoral shift by output

Le Ha Linh: Strengthening links to boost tourism in Vietnam

Nguyen Nam Anh: Vietnamese processors and manufacturers to join global supply chain: From the institutional perspective

WORLD OUTLOOK

Phan Huy Duong: Global experience in financial management at public hospitals

Le Thi Xuan Hue: Business registration practices in some ASEAN members and recommendations of OECD

Doan Van Ha: FDI attraction into R&D sector: Experiences of Europe

Nguyen Thi Dan Phuong: Korea’s preferential policies for social enterprises

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Hoang Thi Quy: Several solutions to the training of universities and colleges in the Northwest region

Nguyen Viet Dang, Tran Van Cong: Land accumulation for agricultural development and new rural construction in Hai Hau district, Nam Dinh province

Hoang Thi Ngoc Nghiem: Personal income tax deduction in Ho Chi Minh city: Situation and solutions

Tu Quang Phuong, Le Van Tuan, Duong Cong Doanh: The issue of improving public investment efficiency in Dong Thap province