Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh xuất khẩu ổn định nền kinh tế đất nước, nhưng mới chỉ là kết quả ngắn hạn, vẫn còn nhiều hạn chế, rủi ro, do hoạt động của doanh nghiệp FDI đưa lại. Hiện trạng này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh chính sách, để vừa nâng cao hiệu quả thu hút FDI, vừa tạo ra những doanh nghiệp “nội” đủ lớn, giảm dần sự lệ thuộc, đủ sức cạnh tranh và tự chủ phát triển kinh tế đất nước.

Thông qua bài viết “Điều chỉnh chính sách nâng cao hiệu quả thu hút FDI của Việt Nam", tác giả Nguyễn Thị Thúy đã để xuất một số giải pháp điều chỉnh chính sách sau: (i) Vừa kiến tạo, vừa tác động, đào tạo để doanh nghiệp bản địa và doanh nghiệp FDI hợp tác gắn kết sâu cùng phát triển bền vững; (ii) Hoàn thiện khung khổ pháp lý thu hút FDI, vừa tiếp cận nhanh chóng công nghiệp 4.0, vừa đảm bảo cạnh tranh lành mạnh; (iii) Kiên quyết xử lý những sai trái trong thu hút FDI của các địa phương, các ngành; (iv) Có chính sách thích đáng khuyến khích để duy trì và phát triển doanh nghiệp Việt Nam, thương hiệu Việt Nam.

Các tác giả Nguyễn Thị Thu Lài và Trương Thị Thùy Dung qua bài viết “Cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam hiện nay” đã phản ánh môi trường kinh doanh tuy được cải thiện, nhưng năng lực cạnh tranh quốc gia của nước ta được các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng vẫn ở mức thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Nguyên nhân chính là do, nhiều bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng… Thông qua hai chỉ số: Thuận lợi kinh doanh và Tự do kinh tế số liệu đến năm 2018, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo hướng tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho các loại hình doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo.

Thực tế, trong hơn 20 năm qua, công nghiệp ô tô của Việt Nam dù có những thành quả nhất định, nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng và không đạt được mục tiêu đề ra. Vậy nguyên nhân do đâu và cần có những giải pháp nào để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này? Qua bài viết “Phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam hiện nay”, các tác giả Nguyễn Thị Kim Liên và Nguyễn Thị Thanh Mai cho biết, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại là do: Chính sách và chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô chưa rõ ràng và không ổn định; Quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ; Ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô còn quá non trẻ; Số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp trong Ngành còn hạn chế. Theo các tác giả, để khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải có những biện pháp đồng bộ từ cả phía Nhà nước và doanh nghiệp.

Hiện nay, thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp viễn thông nói riêng là đảm bảo duy trì ổn định, phát triển bền vững, thích ứng với bối cảnh mới, chiếm lĩnh thị trường viễn thông trong nước và vươn ra thế giới. Để giải quyết được những vấn đề này, tác giả Lưu Thanh Mai thông qua bài viết “Đổi mới hoạch định chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp viễn thông trong thời kỳ hội nhập” đã đề xuất, các doanh nghiệp viễn thông cần nhận định được xu hướng cạnh tranh, để từ đó đổi mới công tác hoạch định chiến lược đúng đắn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững thông qua các giảip pháp: Đổi mới về tổ chức hoạch định chiến lược; Đổi mới về quy trình hoạch định chiến lược; Hỗ trợ công tác hoạch định chiến lược.

Indonesia là nước đứng thứ ba trên thế giới xét về lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có tới 85% khí thải gây hiệu ứng nhà kính là hệ quả từ chặt phá rừng và là một trong số ít nước chịu sự tác động nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Vì vậy, Indonesia đã và đang ngày càng tích cực, chủ động trong việc tham gia vào các hội nghị và diễn đàn quốc tế, đồng thời, Chính phủ nước này cũng đưa ra nhiều giải pháp, chính sách để góp phần giải quyết và thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thông qua bài viết “Kinh nghiệm Kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu của Indonesia”, tác giả Đào Mạnh Ninh đã đề xuất, Việt Nam cần ứng phó với biến đổi khí hậu bằng các giải pháp, như: Nâng cao nhận thức đúng đắn về BĐKH; Cần có các chính sách phù hợp, các đề tài và dự án cụ thể và thiết thực để huy động được các nguồn kinh phí hợp pháp khác (cả trong lẫn ngoài nước, cả tổ chức lẫn cá nhân) ngoài ngân sách nhà nước; Xây dựng và thực thi chiến lược cải tổ cơ cấu và chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế; Điều chỉnh, sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với BĐKH; Hợp tác quốc tế là điều cần thiết đối với mọi quốc gia, nhất là những quốc gia nghèo, đang phát triển trong việc ứng phó với BĐKH.

Với lợi thế, tiềm năng du lịch phong phú, những năm gần đây, du lịch của tỉnh Khánh Hòa đã phát triển khá nhanh chóng, đem lại nguồn thu lớn và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường du lịch trong nước và khu vực, ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả phát triển du lịch. Tác giả Mai Văn Điệp qua bài viết “Một số giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa” đã đề xuất một số giải pháp để khắc phục những bất cập và nâng cao chất lượng phát triển du lịch ở Khánh Hòa trong bối cảnh hội nhập quốc tế như: Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; Đổi mới, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư cho phát triển du lịch; Nghiên cứu xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương góp phần phát triển mạnh thương hiệu du lịch b iển Khánh Hòa; Phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời gian tới./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Thị Thúy: Điều chỉnh chính sách nâng cao hiệu quả thu hút FDI của Việt Nam

Nguyễn Thị Hồng Hạnh: Nâng cao chất lượng thể chế của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của CPTPP

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Thị Thu Lài, Trương Thị Thùy Dung: Cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thị Hồng Nhung: Phân tích về đầu tư công, đầu tư tư nhân trong mối liên hệ với GDP các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam

Bùi Hồng Điệp: Giải pháp công nghệ số thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Thị Ngọc Yến: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam từ sau căng thẳng chính trị Nhật – Trung

Đoàn Anh Tuấn: Đẩy mạnh thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp

Phạm Hoàng Long: Giải pháp phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam

Lưu Thanh Mai: Đổi mới hoạch định chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp viễn thông trong thời kỳ hội nhập

Lê Thị Ngân: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trần Thị Minh Trâm: Giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp cho sinh viên Việt Nam

Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Thanh Mai: Phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam hiện nay

Trần Thị Mai Phương, Phạm Hương Quỳnh, Trần Thanh Mai: Ảnh hưởng của già hóa dân số đến cung cấp dịch vụ y tế và thị trường dược phẩm ở Việt Nam

Đào Minh Nhật: Một số vấn đề về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Nguyễn Mạnh Tuân: Chiến lược phát triển của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam đến năm 2030

Phạm Mỹ Hằng Phương, Nguyễn Hải Yến: Cải cách quản lý tài chính công thông qua áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn

Trần Hồng Việt: Thực trạng kinh tế Trung Quốc và định hướng phát triển từ sau Đại hội XIX

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Thanh Lân: Các công cụ thu hồi giá trị đất gia tăng trong quá trình Mục lục

Phạm Nguyên Minh: Kinh nghiệm của một số nước tham gia các FTA thế hệ mới nhìn từ góc độ lợi ích thương mại quốc tế và đề xuất cho Việt Nam

Đào Mạnh Ninh: Kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu của Indonesia

Phan Tiến Nam, Đinh Thị Thanh Long: Xu hướng áp dụng các biện pháp phi thuế quan trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thanh Xuân: Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB ở TP. Hà Nội: 3 nội dung cần thực hiện

Nguyễn Hữu Cung: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Trương Thị Dung: Vai trò của kinh tế tư nhân trong tăng trưởng kinh tế của TP. Đà Nẵng

Phạm Thị Diệu Linh: Phát triển nông nghiệp bền vững tại tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Thị Kim Oanh: Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Phùng Văn Thành: Phát triển Làng nghề truyền thống điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn theo định hướng cụm liên kết ngành

Phạm Minh Đạo: Một số đề xuất phát triển du lịch biển tại Hải Phòng

Mai Văn Điệp: Một số giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa

Phước Minh Hiệp, Trần Thị Kim Phụng: Nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ khi đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Thi Thuy: Adjusting policies to improve the efficiency of FDI attraction in Vietnam

Nguyen Thi Hong Hanh: Enhancing institutional quality of Vietnam as a CPTPP member

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Thi Thu Lai, Truong Thi Thuy Dung: Improving Vietnam’s current business environment and competitiveness

Nguyen Thi Hong Nhung: Analyzing relationship of public investment and private investment with GDP in Red River Delta provinces of Vietnam

Bui Hong Diep: Digital technology solution to a comprehensive finance in Vietnam

RESEARCH – DISCUSSION

Nguyen Thi Ngoc Yen: Japanese FDI in Vietnam after Japan-China political tension

Doan Anh Tuan: To draw FDI into agriculture sector

Pham Hoang Long: Solutions for green industry development in Vietnam

Luu Thanh Mai: Strategic innovation to enhance competitiveness of telecom enterprises in the days of integration

Le Thi Ngan: Enhancing competitiveness of Vietnamese agricultural products: Current situation and solutions

Tran Thi Minh Tram: Schemes to promote Vietnamese students’ start-up

Nguyen Thi Kim Lien, Nguyen Thi Thanh Mai: To boost automotive industry in Vietnam today

Tran Thi Mai Phuong, Pham Huong Quynh, Tran Thanh Mai: Impact of population aging on the supply of health services and pharmaceutical market in Viet Nam

Dao Minh Nhat: Some issues regarding the development of transport infrastructure in Southern key economic region

Nguyen Manh Tuan: Development strategy of Airports Corporation of Vietnam until 2030

Pham My Hang Phuong, Nguyen Hai Yen: Public financial management reform through the application of medium-term expenditure framework

Tran Hong Viet: China's economic situation and orientation after the XIX Party Congress

WORLD OUTLOOK

Nguyen Thanh Lan: Instruments for land value recovery in the progress of urban infrastructure development in some countries over the world

Pham Nguyen Minh: Global pratice in entering new-generation FTAs from the perspective of international trade interests and suggestion for Vietnam

Dao Manh Ninh: Indonesia's experience in climate change adaption

Phan Tien Nam, Dinh Thi Thanh Long: Global trend in applying non-tariff measures and recommendations for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thanh Xuan: State management of capital construction investment in Ha Noi city: 3 measures to be implemented

Nguyen Huu Cung: Management of capital construction investment from the state budget in Muong Lat district, Thanh Hoa province

Truong Thi Dung: The role of private sector in Da Nang’s economic growth

Pham Thi Dieu Linh: Sustainable agriculture development in Thanh Hoa province

Nguyen Thi Kim Oanh: Expanding trade villages in Hoa Binh province

Phung Van Thanh: Driving Non Nuoc Ngu Hanh Son stone carving village in the direction of cluster

Pham Minh Dao: Some proposals for sea tourism development in Hai Phong

Mai Van Diep: Several schemes to boost Khanh Hoa’s province

Phuoc Minh Hiep, Tran Thi Kim Phung: Strengthening enterprises’ satisfaction with service quality in Tra Vinh-based industrial zones