Qua 5 năm triển khai các nghị quyết số 19, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta có nhiều cải thiện, nhất là trong 3 năm gần đây. Tuy vậy, thực tế vẫn còn không ít rào cản đối với môi trường kinh doanh, một số chỉ tiêu tuy đã cải thiện, nhưng chưa bền vững. Thông qua bài viết, “5 năm triển khai Nghị quyết 19 về môi trường kinh doanh: Kết quả, vấn đề và các giải pháp tiếp theo”, tác giả Nguyễn Minh Thảo sẽ làm rõ hơn các nội dung này.

Trong những năm qua, kinh tế vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam với TP. Hồ Chí Minh là hạt nhân, là đầu tàu của cả Vùng đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển của từng địa phương đặt trong mối liên kết với các địa phương khác vẫn chưa phát huy hiệu quả. Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân dẫn tới hạn chế này, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Hoàn thiện thể chế liên kết tại vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam”, của nhóm tác giả Đỗ Phú Trần Tình, Châu Quốc An, Nguyễn Văn Nên

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. CPTTP hứa hẹn sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, đặc biệt là việc phát triển các ngành sản xuất, mà Việt Nam có lợi thế. Thông qua bài viết “Một vài đánh giá về tác động của CPTPP đến sự phát triển của Việt Nam”, tác giả Thái Huy Bình sẽ làm rõ hơn các nội dung này.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ khắp trên thế giới trên mọi lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có mô hình hoàn chỉnh nào về nông nghiệp 4.0. Bởi vậy, cần đánh giá đầy đủ những thuận lợi, thách thức của mô hình này để định hướng phát triển phù hợp với đặc điểm nông nghiệp Việt Nam. Để hiểu rõ hơn các nội dung này, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Nông nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra trong phát triển nông nghiệp Việt Nam” của nhóm tác giả Trần Đăng Bộ, Hoàng Ngọc Hưởng.

Cũng liên quan đến cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, ngành dệt may Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc cách mạng này. Mặc dù là một ngành có nhiều lợi thế tuy nhiên, trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, ngành dệt may Việt Nam đang thể hiện những yếu kém, bất cập về phương thức sản xuất, sự lạc hậu về cơ sở vật chất và trình độ công nghệ, cũng như sự khập khiễng trong tổ chức sản xuất toàn ngành dệt may. Thông qua, bài viết “Xây dựng chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp dệt may trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”, tác giả Phạm Thị Minh Lan đề xuất một số giải pháp giúp ngành dệt may có thể thay đổi để thích ứng với thời đại mới.

Cùng với những nội dung trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Minh Thảo: 5 năm triển khai Nghị quyết 19 về môi trường kinh doanh: Kết quả, vấn đề và các giải pháp tiếp theo

Đỗ Phú Trần Tình, Châu Quốc An, Nguyễn Văn Nên: Hoàn thiện thể chế liên kết tại vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Thái Huy Bình: Một vài đánh giá về tác động của CPTPP đến sự phát triển của Việt Nam

Nguyễn Hữu Hiểu: Giải pháp tăng cường tổ chức kiểm toán chuyên đề của Kiểm toán Nhà nước

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trần Đăng Bộ, Hoàng Ngọc Hưởng: Nông nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra trong phát triển nông nghiệp Việt Nam

Phạm Thị Minh Lan: Xây dựng chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp dệt may trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Trần Văn Thành: Phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến 2030

Trần Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Thu Phương: Về kiểm toán môi trường tại các công ty xi măng Thanh Hóa

Phạm Thị Thanh Giang, Nguyễn Cẩm Nhung: Thực trạng triển khai bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Việt Thanh Hóa

NHÌN RA THẾ GiỚI

Đào Minh Ngọc, Phạm Trương Hoàng, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh: Du lịch có trách nhiệm - kinh nghiệm quốc tế và đề xuất với Việt Nam

Mai Quốc Vương: Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi và gợi ý cho Việt Nam

Vũ Thị Như Quỳnh: Kinh nghiệm quản trị mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp may trên thế giới và bài học cho Vinatex

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Lâm Thùy Dương: Nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc

Tường Mạnh Dũng: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở Hưng Yên: Một số vấn đề đặt ra

Lương Chiêu Tuấn: Nâng cao chất lượng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch tỉnh Ninh Bình

Lê Duy Dũng: Huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Lê Nhân, Mai Thị Quỳnh Như: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú tại TP. Đà Nẵng

Nguyễn Tấn Vinh: Du lịch canh nông gắn với phát triển văn hoá cộng đồng tại TP. Bảo Lộc

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Minh Thao: 5 years of implementing Resolution 19 on the business environment: Results, problems and subsequent solutions

Do Phu Tran Tinh, Chau Quoc An, Nguyen Van Nen: Complete the institution of cooperation in the Southern Key Economic Region

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Thai Huy Binh: Several assessments on the impact of CPTPP on Vietnam’s development

Nguyen Huu Hieu: Schemes to strengthen the specialized audits of the State Audit

RESEARCH - DISCUSSION

Tran Dang Bo, Hoang Ngoc Huong: Agriculture 4.0 and problems in Vietnam’s agricultural development

Pham Thi Minh Lan: Develop a supply chain for textile enterprises in the context of the Fourth Industrial Revolution

Tran Van Thanh: Socio-economic development in Northern Key Economic Region up to 2020 and orientation to 2030

Tran Thi Lan Huong, Nguyen Thi Thu Phuong: About environmental audit at Thanh Hoa-based cement companies

Pham Thi Thanh Giang, Nguyen Cam Nhung: Current situation of deploying motor vehicle owners’ civil liability insurance for third party at Bao Viet Thanh Hoa Company

WORLD OUTLOOK

Dao Minh Ngoc, Pham Truong Hoang, Nguyen Thi My Hanh: Responsible tourism - international experiences and recommendations for Vietnam

Mai Quoc Vuong: International experiences in state management for passenger transportation business by taxi and suggestions for Vietnam

Vu Thi Nhu Quynh: Experience in material-purchasing management of garment enterprises in the world and lessons for Vinatex

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Lam Thuy Duong: Improve the efficiency of FDI attraction in Vinh Phuc province

Tuong Manh Dung: Economic development of specialized cultivation areas in Hung Yen: Some issues raised

Luong Chieu Tuan: Strengthen the quality of human resources in tourism enterprises in Ninh Binh province

Le Duy Dung: Mobilizing capital for new rural construction in Quang Xuong district - Thanh Hoa province

Nguyen Le Nhan, Mai Thi Quynh Nhu: Improve the quality of human resources in accommodation services in Da Nang city

Nguyen Tan Vinh: Farm tourism in association with the development of community culture in Bao Loc city