Chính sách thuế gián thu là tổng hòa các mục tiêu, phương hướng và các biện pháp của Nhà nước thông qua quá trình sử dụng thuế gián thu. Chính sách thuế gián thu ở Việt Nam được cấu thành bởi 4 sắc thuế cơ bản: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường. Trong số đó, có những loại thuế ảnh hưởng đến hầu khắp các chủ thể trong nền kinh tế, có những loại chỉ ảnh hưởng đến một số lĩnh vực kinh doanh nhất định. Bài viết “Đánh giá chính sách thuế gián thu Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của tác giả Đinh Thị Ngọc Mai sẽ phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thuế gián thu ở Việt Nam giai đoạn 2012-2017.

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo Môi trường kinh doanh (Doing Business) 2019 với chủ đề “Đào tạo để cải cách”. Trong 190 quốc gia được đánh giá, Việt Nam đạt 68,366 điểm trên 100. Trong đó, chỉ số Khởi sự kinh doanh của Việt Nam đã có bước tiến đáng kể. Cụ thể, Chỉ số này đạt 84,82/100 điểm, đứng thứ 104, tăng 2,6 điểm và vươn lên 19 bậc so với năm 2017. Sự ghi nhận trên cho thấy, những giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trước và sau đăng ký kinh doanh đã có tác dụng, cần được phát huy hơn nữa. Qua bài viết "Các giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh”, tác giả Trần Thị Hồng Minh đề xuất, nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hạn chế tình trạng tăng cao về doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, trong thời gian tới, cần tích cực thực hiện một số giải pháp, như: Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Cần có sự nghiên cứu đánh giá, dự báo các yếu tố ảnh hưởng, xu hướng vận động, khả năng phát triển của các lĩnh vực đầu tư kinh doanh để có sự điều chỉnh chính sách kịp thời, phù hợp; Tiếp tục hoàn thiện quy định về giải thể doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường…

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, để có thể tiếp nhận được lợi ích của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các nước sở tại cần có một năng lực hấp thụ nhất định. Trong đó, sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, với thực trạng nền tảng công nghệ yếu kém, số lượng doanh nghiệp (DN) còn ít, việc tham gia của CNHT vào chuỗi cung ứng của các DN FDI còn rất hạn chế. Vì vậy, để phát triển ngành CNHT nhằm tăng khả năng hấp thụ vốn FDI, thông qua bài viết "Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng khả năng hấp thụ vốn FDI", theo tác giả Bùi Thị Lành, cần thực hiện có hiệu quả một số vấn đề như sau: Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển CNHT; Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp CNHT; tập trung phát triển ngành CNHT mũi nhọn; Thay đổi về quản lý quy trình, mô hình kinh doanh, hạ tầng công nghệ thông tin, chuỗi giá trị; Chủ động cải thiện năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp đầu cuối…

Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics, tuy nhiên, trên thực tế hoạt động này tại Việt Nam còn nhiều bất cập. Theo đó, các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước hoạt động còn thiếu chuyên nghiệp và phân tán, khả năng cạnh tranh thấp. Vì vậy, thông qua bài viết "Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay", các tác giả Nguyễn Xuân Minh và Nguyễn Quang Huy cho rằng, cần hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; Tiếp tục cải cách thủ tục hải quan; Đầu tư, nâng cấp và phát triển hạ tầng logistics đồng bộ; Chú trọng đào tạo nhân lực phục vụ cho ngành logistics; Các DN dịch vụ logistics phải hiểu rõ và nhận thức đúng về quy trình cung cấp các dịch vụ logistics, đặc biệt là trong quá trình vận tải; Đào tạo có hệ thống nguồn nhân lực có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế...

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển như kỳ vọng, Nhà nước cần xây dựng những chính sách hỗ trợ phù hợp. Trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm hỗ trợ của các nước có trình độ phát triển cao, như: Nhật Bản, EU, tác giả Nguyễn Thu Hà thông qua bài viết “Hỗ trợ DNNVV: Kinh nghiệm tại Nhật Bản, EU và những gợi ý cho Việt Nam” đã đưa ra những đề xuất trong xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, như: hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ DNNVV; các giải pháp liên quan đến sự hỗ trợ của xã hội, của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong năm 2017, tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm, hoạt động văn hóa giáo dục, y tế được quan tâm. Tuy nhiên, thông qua bài viết “Một số giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững ở tỉnh Ninh Bình hiện nay”, các tác giả Nguyễn Tử Hoài Sơn, Bùi Đức Dũng, Phạm Thị Huyền cho rằng, để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả phát triển, tỉnh Ninh Bình cần nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả hơn nữa trong giai đoạn tới.

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đinh Thị Ngọc Mai: Đánh giá chính sách thuế gián thu Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Phùng Thị Phương Anh: Nâng cao hiệu quả và tính lan tỏa của chính sách an toàn, vệ sinh lao động

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Trần Thị Hồng Minh: Các giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh

Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Đăng Bình: Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam liên kết với FDI trong xu thế của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Bùi Thị Lành: Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng khả năng hấp thụ vốn FDI

Nguyễn Xuân Minh, Nguyễn Quang Huy: Nâng cao năng lực cạnh tranh các DN dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay

Vũ Thị Hoàng Yến: Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển Việt Nam

Phan Tú Anh: Phát triển doanh nghiệp khoa học, công nghệ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Phạm Tiến Dũng: Giải pháp phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam

Nguyễn Đức Tình, Phạm Vân Đình: Phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Nguyễn Anh Quyền: Để xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình xây dựng nông thôn mới

Võ Văn Trọng, Mạc Thị Diệu Trang: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực công trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Trần Thị Kim Thanh: Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Bùi Đình Thọ: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề vùng Đồng bằng sông Hồng

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Thu Hà: Hỗ trợ DNNVV: Kinh nghiệm tại Nhật Bản, EU và những gợi ý cho Việt Nam

Nguyễn Thu Ngà: Kinh nghiệm vận dụng tác động của quốc gia xuất xứ đến người tiêu dùng vào hoạt động truyền thông của Tập đoàn IKEA

Chanthavone Phommathep: Phát triển thị trường thẻ tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Xaysongkham Hathaboun: Phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Savannakhet

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Cấn Thị Việt Hà: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Công Thương TP. Hà Nội

Nguyễn Trọng Tuấn: Thực trạng hệ thống logistics tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Thị Kim Liên: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Thái Nguyên

Nguyễn Tử Hoài Sơn, Bùi Đức Dũng, Phạm Thị Huyền: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững ở tỉnh Ninh Bình hiện nay

Vương Phương Hoa, Phan Quang Trung: Một số giải pháp xây dựng Đà Nẵng đến năm 2020 là thành phố môi trường

Nguyễn Giác Trí: Đồng Tháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững

Lê Đức Tín: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Nguyễn Bình Đức, Trần Thị Tuyết Lan: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh các tỉnh Duyên hải miền Trung từ năm 2007 đến nay và gợi ý chính sách

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Dinh Thi Ngoc Mai: Assess the indirect tax policy in Vietnam in the context of international integration

Phung Thi Phuong Anh: Improve the efficiency and spreading of labor safety and hygiene policy

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Tran Thi Hong Minh: Solutions to facilitate the way of doing business of enterprises after business registration

Nguyen Duc Chinh, Nguyen Dang Binh: Vietnamese supporting industry linking with FDI in the trend of the Industrial Revolution 4.0

RESEARCH – DISCUSSION

Bui Thi Lanh: Develop supporting industry in order to increase the FDI absorption capacity

Nguyen Xuan Minh, Nguyen Quang Huy: Improve competitive capacity of logistics enterprises in Vietnam today

Vu Thi Hoang Yen: Enhance the quality of Vietnam’s sea transportation services

Phan Tu Anh: Develop science and technology enterprise during the Industrial Revolution 4.0

Pham Tien Dung: Solution for agricultural development in Vietnam

Nguyen Duc Tinh, Pham Van Dinh: Promote the efficiency of irrigation structures in service of agricultural production

Nguyen Anh Quyen: To completely eliminate the state of capital construction debt in the new rural construction program

Vo Van Trong, Mac Thi Dieu Trang: Improve the quality of human resources in public sector in the context of the Industrial Revolution 4.0

Tran Thi Kim Thanh: Improve the quality of vocational education in the context of the Industrial Revolution 4.0

Bui Dinh Tho: Improve the quality of vocational training in the Red River Delta

WORLD OUTLOOK

Nguyen Thu Ha: SME support: Experience in Japan, EU and suggestions for Vietnam

Nguyen Thu Nga: The experience of applying the impact of country of origin on consumers in communication activities of IKEA Group

Chanthavone Phommathep: Card market development in the Lao People's Democratic Republic

Xaysongkham Hathaboun: Sustainable industrial development in Savannakhet province

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Can Thi Viet Ha: Develop high quality human resources in the industry and trade field in Hanoi

Nguyen Trong Tuan: Current situation of logistics system in Quang Ninh province

Nguyen Thi Kim Lien: Some solutions to perfect state budget expenditure management in Thai Nguyen province

Nguyen Tu Hoai Son, Bui Duc Dung, Pham Thi Huyen: Some solutions to promote sustainable development in Ninh Binh province

Vuong Phuong Hoa, Phan Quang Trung: Some solutions to develop Da Nang into an environmental city till 2020

Nguyen Giac Tri: Dong Thap promotes the new rural construction in conjunction with agricultural restructuring and sustainable poverty reduction

Le Duc Tin: Agricultural development with hi-tech application in Kon Tum province

Nguyen Binh Duc, Tran Thi Tuyet Lan: Provincial level competitive capacity index of Central Coastal provinces from 2007 up to now and policy recommendations