Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4 (721)
Nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2020), Tạp chí Kinh tế và Dự báo trân trọng gửi đến bạn đọc toàn văn Diễn văn của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời vào mùa Xuân 1930. Trải qua 90 năm, Đảng đã được tôi luyện, thử thách và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của Nhân dân. Thực tiễn thời gian qua đã khẳng định một chân lý: Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, hạnh phúc. Thông qua bài viết, “Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”, tác giả Nguyễn Danh Tiên một nữa nữa cho thấy vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình phát triển của đất nước.
Kinh tế tư nhân được Đảng ta xác định có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Do đó, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đưa ra những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên, sự vận dụng ở mỗi địa phương đem lại hiệu quả khác nhau. Xuất phát từ quá trình đổi mới tư duy nhận thức của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân, tác giả Nguyễn Thị Kim Nguyên có bài viết “Quá trình đổi mới tư duy nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân và sự vận dụng ở Hải Phòng” phân tích những thành tựu trong quá trình vận dụng của Hải Phòng, chỉ ra những mặt cần phải tháo gỡ và đề xuất, khuyến nghị với các nhà hoạch định những giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa, đưa kinh tế ngày càng phát triển, xứng đáng với những tiềm năng, vị trí và con người Hải Phòng đang có. Mời bạn đọc đón đọc.
Năm 2019, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng; công tác tổ chức điều hành thu, chi NSNN được thực hiện chủ động, đảm bảo chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương; góp phần ổn định vĩ mô, tăng cường an ninh, an toàn tài chính quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng để toàn ngành Tài chính thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2020 đã đề ra, đồng thời, phấn đấu thực hiện đến mức cao nhất mục tiêu tài chính - NSNN giai đoạn 2016-2020. Nhân dịp đầu năm Canh Tý, Tạp chí trân trọng giới thiệu bài viết “Tình hình thực hiện NSNN năm 2019, dự toán NSNN năm 2020 và giải pháp tổ chức thực hiện” của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống pháp luật và thể chế quản lý đất đai đã dần được hoàn thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dưới luật, có cả những văn bản chỉ quy định tạm thời đến chỗ Nhà nước ban hành Luật Đất đai. Có thể nói, hiện nay, hệ thống chính sách và pháp luật về đất đai đã căn bản giải quyết được các vấn đề liên quan tới quản lý đất đai trong bối cảnh phát triển hiện tại của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao, để sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ đất đai, thời gian tới việc chính sách và phát luật về đất đai cần có định hướng sát với thực tiễn hơn. Thông qua bài viết, “Đề xuất hoàn thiện chính sách và pháp luật về đất đai ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Đình Thọ đánh giá thực tiễn chính sách và pháp luật đất đai tại Việt Nam, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đất đai nhằm phù hợp hơn sự phát triển và thay đổi của đất nước.
Ngày 18/03/2002, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/03/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (Nghị quyết số 13). Trong 15 năm qua, để triển khai thực hiện, Quốc hội đã 2 lần sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 1996, lần thứ nhất vào năm 2003 và lần sửa thứ 2 vào năm 2012. Có thể nói, từ khi 2 bộ luật này được ban hành và sửa đổi, khu vực kinh tế tập thể với các hình thức phổ biến là các tổ hợp tác và hợp tác xã (HTX) đã có những thay đổi rõ nét, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Có thể nói, cho đến nay, tinh thần của Nghị quyết số 13 vẫn còn nguyên giá trị và cần tiếp tục được thể chế hóa đầy đủ hơn vào cuộc sống. Để hiểu rõ hơn các nội dung này, mời bạn đọc đón đọc bài viết, “Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW nhìn từ Luật Hợp tác xã năm 2003 và 2012” của nhóm tác giả Chu Tiến Quang, Phạm Quốc Trị.
Trong giai đoạn 10 năm (2011-2020), có nhiều thời điểm nền kinh tế trải qua bất ổn, như: tỷ lệ lạm phát ở mức cao, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cao, nợ công lớn, bội chi ngân sách cao. Thực trạng này là do mô hình tăng trưởng đã từng thành công trong hơn 30 năm đổi mới, nhưng nay không còn phù hợp. Mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư mở rộng, khai thác tài nguyên, nới lỏng tín dụng, lao động giá rẻ và sự lỏng lẻo trong quản lý môi trường có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng thiếu tính bền vững. Thông qua bài viết, “Một số quan điểm và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam”, tác giả Bùi Quang Tuấn đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay, đồng thời kiến nghị các giải pháp sau để chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn tới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trong những mục tiêu phát triển quan trọng của các quốc gia. Ở Việt Nam, trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội đều xác định các chỉ tiêu cụ thể cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của từng giai đoạn. Hiện nay, Việt Nam đã bước vào những năm cuối của giai đoạn Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 để chuẩn bị bước sang giai đoạn chiến lược mới 2021-2030 với nhiều mục tiêu phát triển cao hơn. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là điều kiện để thực hiện các mục tiêu phát triển. Thông qua bải viết “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng giải pháp giai đoạn 2021-2030”, nhóm tác giả Phí Thị Hồng Linh, Bùi Đức Tuân, Trần Văn Thành phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho giai đoạn 2021-2030.
Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong năm 2019 sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Diễn văn của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Danh Tiên: Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Nguyễn Thị Kim Nguyên: Quá trình đổi mới tư duy nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân và sự vận dụng ở Hải Phòng
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Đinh Tiến Dũng: Tình hình thực hiện NSNN năm 2019, dự toán NSNN năm 2020 và giải pháp tổ chức thực hiện
Nguyễn Đình Thọ: Đề xuất hoàn thiện chính sách và pháp luật về đất đai ở Việt Nam
Chu Tiến Quang, Phạm Quốc Trị: Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW nhìn từ Luật Hợp tác xã năm 2003 và 2012
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Bùi Quang Tuấn: Một số quan điểm và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam
Phí Thị Hồng Linh, Bùi Đức Tuân, Trần Văn Thành: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng giải pháp giai đoạn 2021-2030
Trần Đào: Vốn đầu tư phát triển - Bao nhiêu, từ đâu, vào đâu và hiệu quả thế nào?
Dịch bệnh Corona (Covid-19) ảnh hưởng thế nào đối với kinh tế - xã hội Việt Nam?
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Trần Đức Anh: Thực trạng của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam và một số đề xuất
Đoàn Vân Hà: Thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay
Ngô Văn Giang: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Đặng Đình Đào: Bài toán quản lý nhà nước về ngành logistics
Nguyễn Thị Mơ: Một số đề xuất nhằm triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật ở nước ta
NHÌN RA THẾ GiỚI
Nguyễn Thường Lạng, Vũ Quang Hải: Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào ASEAN trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung 2013-2019
Chitphathay Sovalit: Phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức nữ trong các cơ quan nhà nước ở CHDCND Lào hiện nay
Đỗ Thành Long: Phát triển hệ thống nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Hàn Quốc
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Vũ Đức Bảo, Đào Thị Phương Liên: Cơ chế, chính sách về hoạt động đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ TP. Hà Nội
Trịnh Thị Thùy: Một số giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Thanh Hóa theo hướng bền vững
Nguyễn Lê Nhân, Mai Thị Quỳnh Như: Kinh doanh condotel tại thành phố Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp
IN THIS ISSUE
90TH ANNIVERSARY OF THE ESTABLISHMENT OF VIETNAMESE COMMUNIST PARTY
Speech delivered by Party General Secretary and State President Nguyen Phu Trong on the 90th anniversary of the establishment of Vietnamese Communist Party
Nguyen Danh Tien: Vietnamese Communist Party - The leader and organizer of every victory of the Vietnamese revolution
Nguyen Thi Kim Nguyen: The renewing process of the Party’s cognition about private economy and its application in Hai Phong
FROM POLICY TO PRACTICE
Dinh Tien Dung: The implementation of state budget in 2019, estimate for 2020 and schemes to carry out
Nguyen Dinh Tho: Proposal for the improvement of land policies and laws in Vietnam
Chu Tien Quang, Pham Quoc Tri: Implementation of Resolution No. 13-NQ/TW from the perspective of Cooperative Law 2003 and Cooperative Law 2012
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Bui Quang Tuan: Some perspectives and solutions to the growth model renovation in Vietnam
Phi Thi Hong Linh, Bui Duc Tuan, Tran Van Thanh: Restructuring of Vietnam’s economic sector in the period of 2011-2020 and solutions for the 2021-2030 period
Tran Dao: Development investment capital - How much, from where, to where and how effective? How will coronavirus impact Vietnam’s economy and society?
RESEARCH - DISCUSSION
Tran Duc Anh: The situation of deposit insurance in Vietnam and some suggestions
Doan Van Ha: Promote international cooperation on science and technology in Vietnam today
Ngo Van Giang: Strengthen the professional fostering in the sector of planning and investment
Dang Dinh Dao: State management problem on logistics industry
Nguyen Thi Mo: A number of proposals concerning effective implementation of policies to support livelihoods of the disabled in our country
WORLD OUTLOOK
Nguyen Thuong Lang, Vu Quang Hai: Chinese foreign direct investment into ASEAN amidst US-China trade tensions in the period 2013-2019
Chitphathay Sovalit: Promote the current role of female intellectuals in state agencies in Lao PDR
Do Thanh Long: South Korea’s research and development experience
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Vu Duc Bao, Dao Thi Phuong Lien: Mechanisms and policies to persify financial resources for the development of transport infrastructure in Hanoi city
Trinh Thi Thuy: Some financial solutions for developing tourism products in Thanh Hoa province in a sustainable way
Nguyen Le Nhan, Mai Thi Quynh Nhu: Sales of condotels in Da Nang city: Current situation and solutions
Bình luận