Hệ sinh thái khởi nghiệp cần sự hỗ trợ gì từ Chính phủ?
Đây là ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại hội thảo "Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam - Bài học thực tiễn từ Israel", do UBND TP. Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Israel và Tập đoàn FPT tổ chức ngày 21/09/2016.
Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ, Bộ Khoa học Công nghệ cho biết, hiện nay, cả nước có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm một tỷ lệ lớn.
Theo đánh giá của ông Quất, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt
Tuy nhiên, theo ông Quất, ở Việt
Bên cạnh đó, còn thiếu các tổ chức, cá nhân hỗ trợ tài chính, hỗ trợ phát triển năng lực, hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Việc đào tạo về khởi nghiệp và hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại các trường đại học còn chưa mạnh.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng chưa có nhu cầu đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp khởi nghiệp cũng chưa tiếp cận được với các doanh nghiệp lớn.
“Tất cả những điều trên đã làm cho hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt
Đồng tình với ý kiến trên, ông Võ Trần Đình Hiếu nhấn mạnh đến sự quan trọng của vốn trong việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Ông Hiếu cho biết, vốn luôn là điều kiện tiên quyết với bất kỳ một doanh nghiệp khởi nghiệp nào. Hiện cũng có hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư “thiên thần” (là những cá nhân bỏ vốn đầu tư vào start-up và đổi lấy 1 phần cổ phần trong công ty) ngoại đến Việt
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội thảo
“Các quỹ này hầu hết không đầu tư từ giai đoạn đầu, không đầu tư nhỏ mà chỉ nhắm tới những dự án có quy mô từ vài trăm nghìn USD trở lên. Mỗi năm chỉ khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam “lọt vào tầm mắt” của số quỹ đầu tư mạo hiểm ngoại, trong khi nhu cầu vốn của các start-up là rất lớn”, ông Hiếu cho biết.
Sự hỗ trợ của Nhà nước đóng vài trò nòng cốt trong hệ sinh thái khởi nghiệp
Chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn ở Israel, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam cho biết, sự nỗ lực của người dân trong việc đổi mới sáng tạo, sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư đã đưa Israel thành một quốc gia khởi nghiệp thành công trên thế giới.
“Chìa khoá thành công của chúng tôi là sự kinh doanh năng động, sự hỗ trợ mạnh mẽ của các quỹ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm tạo ra sức sáng tạo mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh của đất nước”, bà Meirav Eilon Shahar chia sẻ.
Hệ sinh thái khởi nghiệp (entrepreneurial ecosystem) là một thuật ngữ chỉ một cộng đồng (community) bao gồm các thực thể cộng sinh, chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh. Để hỗ trợ khởi nghiệp, ngày 18/05/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" tại Quyết định số 844/QĐ-TTg. |
Là một giám đốc điều hành của một vườn ươm công nghệ tại Israel (Nielsen Innovate), bà Esther Barak Lander cũng nhấn mạnh đến sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.
Bà Esther Barak Lander cho biết, hiện nay tại
Ngoài ra, bà Esther Barak Lander cũng cho biết, điểm đặc biệt trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Israel là việc khuyến khích phụ nữ làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cũng như có chính sách ưu đãi thuế dành cho đầu tư nước ngoài tại Israel…
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Nghị quyết đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể về tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với mục tiêu có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020.
Dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang được Chính phủ tích cực chuẩn bị để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Chính phủ cam kết mạnh mẽ sẽ luôn đồng hành và phục vụ doanh nghiệp nói chung, cộng đồng khởi nghiệp nói riêng.
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách và tổ chức thực hiện thể chế chính sách về khởi nghiệp và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
“Là một quốc gia đang chuyển đổi, Việt
Trong khuôn khổ hội thảo, Quỹ Tăng tốc Khởi nghiệp Việt Nam (VIISSA) chính thức ra mắt website và tuyển các khởi nghiệp công nghệ (startup) trong khu vực Đông Nam Á. Theo đó, trong vòng 1 tháng, từ hôm nay tới 20/10, các startup sẽ đăng ký và nộp hồ sơ tại website www.viisa.vn. VIISA sẽ tiến hành lựa chọn các startup để đi vào vòng đào tạo và lựa chọn 10 startup để rót vốn từ 15.000 USD cho đến 5% giá trị định giá công ty trong suốt quá trình đào tạo và đến khi tốt nghiệp. Ngoài ra, 10 startup này cũng được hỗ trợ về văn phòng, nguồn lực kỹ thuật, dịch vụ kế toán, tài khoản ngân hàng. Đặc biệt, VIISA sẽ hỗ trợ các startup kết nối với hơn 100 doanh nhân, cố vấn, các nhà đầu tư đến từ các tập đoàn lớn như Facebook, IBM, Dragon Capital Group, Hanwha, Grant Thornton, JFDI, BIDV, Golden Gate… Các startup hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo của VIISA sẽ được trình bày ý tưởng cho các nhà đầu tư để gọi vốn ban đầu lên tới 500.000 USD tại Demo Day (dự kiến diễn ra trong tháng 03/2017). |
Bình luận