Để nhận ra những trận động đất hoặc những vụ phun trào núi lửa, những yếu tố gây ra sóng thần thì cần phải sử dụng các máy đo địa chấn. Tuy nhiên chỉ một số trận động đất lớn thì mới có thể gây ra những cơn sóng thần. Chính vì thế nếu hệ thống cảnh báo sóng thần chỉ dựa trên những cơn địa chấn thì nó sẽ rất dễ báo động sai.

Những cơn sóng thần gây nhiều thiệt hại cho người dân

Để hệ thống bão và cảnh báo sóng thần làm việc hiệu quả thì những nhà khoa học cần có thêm các thiết bị khác ở trên biển để hỗ trợ xác định trước những cơn sóng thần. Hệ thống này sẽ có 2 loại chính đó là thiết bị đo áp suất ở đáy biển và máy đo thủy triều để quan trắc mực nước biển ven bờ.

Hệ thống cảnh báo sẽ sử dụng pha và các đầu dò đặt ngoài khơi. Thiết bị đo áp suất dưới đáy biển sẽ đo độ cao của lớp nước phía trên, lớp nước này là lớp nước thay đổi theo chiều cao của con sóng và sẽ truyền tín hiệu đến phao ở trên bề mặt. Phao này có nhiệm vụ quan trắc điều kiện trên bề mặt và gửi những thông tin thu được cùng với những dữ liệu từ dưới đáy biển tới một vệ tinh và sau đó chúng sẽ được chuyển về một trạm thu nhận ở trên mặt đất.

Hệ thống bão và cảnh báo sóng thần làm việc hiệu quả ở chỗ chúng có thể phát hiện được sóng thần từ ngoài xa biển và có đủ thời gian để gửi cảnh báo cho các quốc gia ở trong vùng. Tuy vậy thì chi phí để vận hành và lắp đặt những phao như vậy thường sẽ rất đắt.

Hệ thống bão và cảnh báo sóng thần dự đoán trước những cơn sóng thần sắp xảy ra

Ngoài hệ thống cảnh báo sóng thần này thì Ủy ban hải dương học liên chính phủ của UNESCO cũng đang tập trung vào mạng lưới những máy đo mực nước biển hoặc thủy triều.

Không giống như những phao trong hệ thống cảnh báo sóng thần, những máy đo thủy triều này được đặt trên đất liền hoặc được đặt trên những hòn đảo ngoài biển, trên bở của những lục địa lớn. Những máy đo cơ bản nhất làm việc quan sát mặt nước bằng hệ thống ống và các phao. Còn có những loại có thiết kế hiện đại hơn thì bắn sóng siêu âm hoặc radar từ trên cao xuống mặt nước hoặc chúng sử dụng các sensor để đo áp suất ở dưới đáy biển và sử dụng dây cáp gắn với trạm quan sát ở trên bề mặt.

Hiện nay đã có gần 70 trạm cảnh báo sóng thần tại Ấn Độ Dương. Trước đây, khi chưa có những cơn sóng thần thì những trạm cảnh báo này dùng để đo mực nước biển tại những nghiên cứu lâu dài về sự thay đổi khí hậu. Những dữ liệu của những trạm cảnh bảo này chỉ được truyền một cách định kỳ. Tuy nhiên, hiện nay, những trạm cảnh báo đã được nâng cấp để gửi thông tin ngay lập tức tới những trung tâm cảnh báo sóng thần của quốc gia vừa mới được thành lập thông qua vệ tinh.

Trước những nguy hại mà những cơn sóng thần sẽ mang lại cho đời sống người dân thì hệ thống bão và cảnh báo sóng thần có tác dụng to lớn trong việc giúp biết trước được những cơn sóng thần để từ đó người dân có những biện pháp để phòng tránh thiệt hại.

Trên đây, chúng tôi đã đề cập tới vấn đề hệ thống bão và cảnh báo sóng thần làm việc hiệu quả ra sao? Hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.