Hoa Kỳ gia hạn kết luận cuối cùng điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá thép dây không gỉ Việt Nam
Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với thép dây không gỉ dạng tròn nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, thông báo kết luận cuối cùng dự kiến được ban hành vào ngày 24/5/2023.
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, đây là vụ việc Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vào tháng 2/2022. Tháng 12/2022, DOC đã công bố kết luận sơ bộ của vụ việc.
Cụ thể, DOC tạm thời nhận định, sản phẩm dây thép không gỉ của Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc là không lẩn tránh thuế chống bán phá giá mà Hoa Kỳ đang áp dụng với mặt hàng tương tự của Hàn Quốc.
DOC tạm thời nhận định, sản phẩm dây thép không gỉ của Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc là không lẩn tránh thuế chống bán phá giá |
Việc thiếu hụt nguồn cung và giá thép tăng trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thép trong nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường châu Âu và Hoa Kỳ.
Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ (AISI) cho biết, Hoa Kỳ đã nhập khẩu tổng cộng hơn 3 triệu tấn thép trong tháng 3, trong đó có 2,5 triệu tấn thành phẩm, tăng lần lượt 31,6% và 35,8% so với tháng trước đó.
Đáng chú ý, sản lượng nhập khẩu sắt thép các loại từ Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn này. Theo đó, Việt Nam cung cấp cho Hoa Kỳ 167.000 tấn, tăng 133% so với lượng nhập khẩu của tháng 2/2022, đứng thứ 5 về thị trường nhập khẩu lớn của nước này.
Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 3 với sản lượng xuất khẩu thép thành phẩm đạt 956 nghìn tấn, tăng 75% so với tháng trước. Tính chung quý I/2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng gần 2,3 triệu tấn thép, tương đương 2,3 tỉ USD, giảm 22% về lượng nhưng tăng 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Thị trường xuất khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam trong quý I/2023 bao gồm khu vực ASEAN (40,5%), khu vực EU (19%), Hoa Kỳ (8%), Hàn Quốc (7%) và Hong Kong (4%)./.
Bình luận