Khó và dễ cho việc xây dựng lộ trình sản phẩm?
Lộ trình sản phẩm là gì?
Vậy lộ trình sản phẩm là gì?
Lộ trình sản phẩm (Product Roadmap) là từ dùng để diễn tả một lộ trình bao gồm những công việc như lên ý tưởng, sáng tạo nội dung sản phẩm, những công việc cần thực hiện trong những dự án nhỏ hay lớn giúp định hướng doanh nghiệp. Nó mô tả quá trình phát triển sản phẩm và tiếp cận khách hàng như thế nào để có thể truyền tải thông điệp mà sản phẩm của doanh nghiệp lan rộng ra xã hội.
Lộ trình sản phẩm bao gồm những quá trình nào?
Để có một lộ trình sản phẩm hoàn thiện bao gồm 5 quá trình: lên ý tưởng, lên kế hoạch thực hiện ý tưởng đó, lựa chọn chiến lược marketing, thực hiện sản phẩm và thử nghiệm, triển khai sản xuất quy mô lớn và đưa ra thị trường.
Trong thế giới ngày càng phát triển, hàng hóa đa dạng, công nghệ tiên tiến. Vì vậy, sản phẩm của doanh nghiệp phải có sự khác biệt, nổi trội để có thể cạnh tranh trong thời đại công nghệ hóa 4.0. Ý tưởng cần được chọn lọc, có độ “ mới”, xem xét mức độ khả thi khi đưa vào đời sống thực tiễn.
Sau khi đã lựa chọn được ý tưởng, doanh nghiệp cần lên bản thảo chi tiết về sản phẩm đó. Dự án bao gồm những thông số kỹ thuật, chi phí sản xuất, các yếu tố đầu vào, mức lợi nhuận dự kiến,…. Để có cái nhìn tổng quát và dự trù được những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Lộ trình xây dựng sản phẩm
Tiếp theo, cần lựa chọn chiến lược Marketing thông minh cho sản phẩm, để có thể đẩy sản phẩm thâm nhập vào thị trường, đến tay người tiêu dùng để tạo doanh thu và chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường hàng hóa đa dạng như hiện nay.
Nhưng trước khi đưa sản phẩm vào thị trường cần phải thiết kế sản phẩm về mẫu mã, bao bì, chức năng chính của sản phẩm và những dịch vụ đi kèm bổ trợ cho sản phẩm như bảo hành, bảo dưỡng,…. Cần trải nghiệm thử để xem xét những điều còn chưa phù hợp với thị hiếu của khách hàng mà kịp thời chỉnh sửa.
Cuối cùng là triển khai sản xuất và tung ra thị trường. Doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp để đồng bộ hóa hệ thống sản xuất và bán hàng. Kịp thời nắm bắt thời cơ và phát huy thế mạnh của doanh nghiệp.
Thuận lợi và khó khăn
Khi vạch ra lộ trình nhất định cho sản phẩm giúp định hướng được thương hiệu và phát triển doanh nghiệp một cách dễ dàng theo đúng lộ trình đã đưa ra. Ngoài ra còn giảm rủi ro cho doanh nghiệp trong một dự án mới.
Trái lại cũng có những khó khăn nhất định như việc phải hoàn thành đúng hạn các công việc trong mỗi một mốc thời gian xác định để đảm bảo kế hoạch được đi đúng hướng và hiệu quả nhất. Hay là tuổi đời của sản phẩm ngắn hạn do những yếu tố khách quan như là sự phát triển nhanh chóng của xã hội, làm cho sản phẩm trở nên “cũ” không còn tính “mới” như ban đầu trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Việc lựa chọn thời điểm đưa sản phẩm ra thị trường cũng rất quan trọng, chỉ cần tung sản phẩm ra sai thời điểm thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ “chìm nghỉm”. Luôn phải nâng cấp, cập nhật sản phẩm để có thể bắt kịp xu hướng của khách hàng.
Bình luận