Luật Quản lý ngoại thương chỉ quản hoạt động “ngoại thương hàng hóa"
Chỉ quy định quản lý nhà nước trong ngoại thương hàng hóa
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trình bày Tờ trình dự án Luật Quản lý ngoại thương trước Quốc hội sáng ngày 27/10/2016.
Trình bày trước Quốc hội về án Luật Quản lý ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, hệ thống pháp luật ngoại thương hiện hành còn nhiều hạn chế. Có quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật cùng quy định quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương dẫn đến tản mát, thiếu sự đồng bộ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
Bộ trưởng cho biết, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan chưa thể hiện rõ yêu cầu hội nhập, công tác quản lý nhà nước về ngoại thương chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.
Theo ông Trần Tuấn Anh, việc có quá nhiều văn bản cùng quy định hoạt động ngoại thương dẫn đến sự thiếu minh bạch, rủi ro cho tổ chức, cá nhân trong áp dụng chính sách quản lý hàng hóa. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp quản lý ngoại thương được quy định ở hình thức văn bản dưới luật thiếu minh bạch, hạn chế, cản trở quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân theo tinh thần Hiến định.
Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan chưa thể hiện rõ yêu cầu hội nhập, công tác quản lý nhà nước về ngoại thương chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra; những bất cập của hệ thống pháp luật ngoại thương hiện hành và những yêu cầu về hoàn thiện pháp luật về ngoại thương bao gồm: sự trùng lắp, chồng chéo với các luật khác; sự minh bạch chưa cao; tính ổn định, dự báo còn thấp.
Dự thảo Luật Quản lý ngoại thương dự kiến bao gồm 08 chương, 115 điều, cụ thể như sau: Những quy định chung; các biện pháp hành chính; các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch; các biện pháp phòng vệ thương mại; kiểm soát khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương; các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về ngoại thương; điều khoản thi hành. |
Một lý do khác Bộ trưởng đưa ra là một số các quy định quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương đang hiện hữu trong các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật nhưng đã đủ điều kiện để luật hóa theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, như: ba pháp lệnh liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại, hoạt động thương mại biên giới, quyền hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam...
Thêm nữa, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO cùng nhiều các hiệp định thương mại tự do khác (như Liên minh kinh tế Á Âu, Cộng đồng kinh tế ASEAN, EVFTA, TPP…), do đó, cần hoàn thiện luật này để phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Dự án Luật được xây dựng theo định hướng là một đạo luật điều chỉnh, quản lý hoạt động “ngoại thương hàng hóa”, không điều chỉnh đối với “ngoại thương dịch vụ”.
“Như tất cả các nước khác, Việt
Mặc dù không điều chỉnh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ nhưng Dự thảo Luật Quản lý ngoại thương vẫn quy định một số biện pháp mang tính chất hỗ trợ phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua hỗ trợ phát triển các dịch vụ liên quan trực tiếp đến xuất nhập khẩu hàng hóa.
Giao Chính phủ quy định chi tiết Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật quản lý ngoại thương, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật quản lý ngoại thương nhằm góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động ngoại thương; tăng cường công cụ quản lý nhà nước về ngoại thương, đảm bảo minh bạch, hiệu quả, phù hợp với các cam kết quốc tế.
Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Ông Vũ Hồng Thanh thông tin, đa số ý kiến nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, chỉ quy định công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương hàng hóa. Có ý kiến cho rằng Luật quản lý ngoại thương là đạo luật chủ đạo trong quản lý ngoại thương, phạm vi điều chỉnh cần bao quát toàn diện hoạt động ngoại thương đối với cả hàng hóa và dịch vụ. Một số ý kiến đề nghị xem xét quy định những dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Ủy ban Kinh tế cho rằng, đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ với đặc thù là cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện đang được điều chỉnh ở các pháp luật chuyên ngành và theo kinh nghiệm quốc tế, pháp luật về quản lý ngoại thương của nhiều nước cũng chỉ quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, những hình thức dịch vụ thương mại có chức năng cung cấp dịch vụ cho hoạt động mua bán, phân phối, lưu chuyển hàng hóa trong nước và ngoại thương như các dịch vụ logistic, giám định, quá cảnh... đã được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 , do đó, Ủy ban Kinh tế tán thành với phạm vi điều chỉnh quy định các biện pháp quản lý, giải quyết tranh chấp trong hoạt động ngoại thương hàng hóa và các biện pháp phát triển ngoại thương tại dự thảo Luật.
Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị nghiên cứu, tiếp thu quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương, trách nhiệm của Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về ngoại thương, trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc chủ trì, phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về ngoại thương, trách nhiệm của địa phương, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, tránh tình trạng quản lý không thống nhất, chồng chéo, thiếu đầu mối, phối hợp chưa tốt, trách nhiệm không rõ ràng.
Về thẩm quyền quy định Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Ủy ban Kinh tế nhận thấy việc xây dựng Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu không những dựa trên thực tiễn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mà còn phải phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí của điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, chịu sự giám sát của các đối tác thương mại của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại Thế giới và trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, khó có thể áp dụng tùy tiện trong xây dựng Danh mục này.
Do vậy, Ủy ban Kinh tế tán thành quy định giao Chính phủ quy định chi tiết Danh mục này bảo đảm quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân, đáp ứng tính linh hoạt, kịp thời trong quản lý, điều hành. Tuy nhiên, cần rà soát chi tiết Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và thống nhất với các luật chuyên ngành về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu./.
Bình luận