M&A: Tiềm ẩn những nỗi lo!
Thị trường M&A đang hết sức sôi động
Cùng với quá trình tái cấu trúc kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế, trong những năm qua, hoạt động M&A tại Việt
Theo tài liệu Diễn đàn M&A 2016 được tổ chức ngày 18/08 mới đây, tính đến hết tháng 07/2016, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã đạt trên 3,7 tỷ USD. Xét về số lượng thương vụ, 60% thương vụ giữa các doanh nghiệp trong nước, quy mô nhỏ và vừa quanh mức 5 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng góp vai trò trong các thương vụ quy mô lớn từ 30-100 triệu USD. Xét về tỷ trọng giá trị thương mại theo các ngành, đi đầu trong các thương vụ M&A là ngành bán lẻ, tiêu dùng, chiếm tới 38,46% tổng giá trị.
Đặc biệt, trên thị trường đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều thương vụ M&A có giá trị lên tới cả tỷ
Với những tiềm năng trên, các chuyên gia dự báo, giá trị các thương vụ M&A cả năm 2016 có thể đạt mức 6 tỷ USD, với 600 thương vụ, phá kỷ lục của năm 2015.
Và, nỗi lo sau M&A
Bên cạnh những tác động tích cực của hoạt động M&A, thì cũng còn những mặt trái, như: Hình thành thế lực độc quyền, thâu tóm thù địch có thể triệt tiêu các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp bản xứ...
Thực ra, nỗi lo bị thâu tóm sau các thương vụ M&A đình đám đã được nhắc đi nhắc lại từ nhiều năm trước đây, bởi những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam, như: kem đánh răng Dạ Lan, bánh kẹo Kinh Đô, Phở 24... cũng lần lượt thuộc về các đại gia nước ngoài.
Đặc biệt, gần đây, nỗi lo này lại lớn hơn bao giờ hết, khi hàng loạt thương vụ M&A trong lĩnh vực bán lẻ được thực hiện. Từ thương vụ của hơn nửa năm trước, khi Tập đoàn TCC Holdings của Thái Lan thâu tóm thành công hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam từ tay Tập đoàn Metro Group của Đức để đổi tên thành Mega Market, hay trước đó nữa là việc Aeon (Nhật Bản) mua thêm 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart, rồi Berli Jucker Plc (BJC) của Thái Lan đã mua hệ thống 42 cửa hàng FamilyMart (Nhật Bản) tại Việt Nam và đổi tên thành B’mart đến gần đây là Central Group hoàn tất việc mua lại BigC Việt Nam…
Với việc mua lại Big C Việt
Do đó, những lo ngại về việc bị thâu tóm thù địch nhằm triệt tiêu các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp bản xứ là điều hoàn toàn có căn cứ. Bởi, các đại gia này đang không ngừng mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam và một khi hệ thống bán lẻ Việt Nam rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài, thì ắt hẳn hàng hóa Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi vào các hệ thống này, do các chuỗi bán lẻ ngoại sẽ ưu tiên hàng hóa của nước họ.
Trước làn sóng này, trên báo Diễn đàn doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan không khỏi sốt ruột. Bà Lan lo ngại, số lượng doanh nghiệp của người Việt Nam sẽ chẳng còn được bao nhiêu.
Từ câu chuyện thời gian qua nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt bị các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm, trên báo Xây dựng, PGS, TS. Ngô Trí Long đã đặt ra một “lời cảnh tỉnh”, một thông điệp về năng lực cạnh tranh cũng như chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam.
“Nếu năng lực cạnh tranh, tiềm lực của doanh nghiệp Việt mà mạnh thì không bao giờ doanh nghiệp ngoại có thể thâu tóm được. Cho nên đây là biểu hiện, dấu hiệu đầu tiên để doanh nghiệp Việt biết rằng, nếu mà không tiếp tục cải cách, cải tổ tốt hơn, thì cuối cùng cũng sẽ bị thua thiệt và phá sản”, PGS, TS. Ngô Trí Long cho biết.
Ngoài ra, để xảy ra thực trạng nhiều doanh nghiệp phải bán mình, tại Hội nghị “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Cơ hội và thách thức trong kinh doanh tại Việt Nam” , ngày 08/04/2016, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng còn có lỗi là từ phía Nhà nước.
“Nhà nước chưa tạo được một môi trường kinh doanh ổn định, an toàn, nhiều doanh nghiệp trong nước không tiên liệu được, chỉ nhìn thấy sự bất ổn trong môi trường kinh doanh và cảm thấy bấp bênh nếu tiếp tục duy trì”, ông Tuyển nói.
Để hạn chế những bất cập, đồng thời đẩy nhanh các hoạt động M&A, góp phần tích cực vào việc bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 ngày 18/08/2016, ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, các cơ quan quản lý cần hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về hoạt động M&A và kiểm soát hoạt động này trong nền kinh tế. Về phía doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh để có bản lĩnh chống lại làn sóng thâu tóm của các doanh nghiệp ngoại./.
Tham khảo từ:
1. Hồng Sơn (2016). Sôi động thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, truy cập từ http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Thuong-hieu-DN/843733/soi-dong-thi-truong-mua-ban-va-sap-nhap-doanh-nghiep
2. Hoàng Phương (2016). M&A: Vừa mừng, vừa lo, truy cập từ http://enternews.vn/ma-vua-mung-vua-lo.html
3. Lê Huy Thảo (2016). Thấy gì từ việc các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm thị trường bán lẻ, truy cập từ http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/thay-gi-tu-viec-cac-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-thau-tom-thi-truong-ban-le-viet-nam.html
Bình luận