Nghệ thuật trong nghề đóng sách thủ công
Nghề đóng sách thủ công
Nghề đóng sách thủ công trên thế giới
Nghề đóng sách thủ công đã có từ những năm 1450 thời trung cổ. Khi đó, các thủ bản được thực hiện ở trong các thư viện hoàng gia, phục vụ cho tầng lớp quý tộc là chủ yếu. Các giấy đóng sách thủ công trước đó thường làm từ da bê. Các loại giấy này đều phải hội tụ đầy đủ 3 yếu tố là trắng, trong và mỏng. Màu sắc của giấy thời đó tất nhiên là không đa dạng như bây giờ, chủ yếu là màu xanh từ đá quý được xay mịn ra hoặc màu vàng từ vàng cát, màu đỏ từ sâu sống trong rừng.
Hiện nay những cuốn sách được đóng từ thời trung cổ vẫn được gìn giữ, tuy nhiên đã được phục chế. Những cuốn sách cổ này phần lớn bị mất gáy, được nói lại bằng chỉ với bìa mới. Tất cả các đường gân được thêu bằng tay, bọc toàn bằng da. Một trong những cuốn sách được đóng thủ công lâu đời nhất, nổi tiếng nhất là cuốn Thánh kinh đầu tiên của Hà Lan.
Lapo Giannini và Michiko Kuwata là hai nghệ nhân đóng sách thủ công tại Ý
Gần đây nhất, Lapo Giannini – người Ý và Michiko Kuwata – người Nhật là hai trong số những nghệ nhân đóng sách thủ công hiếm hoi trên thế giới vẫn quyết định sống với nghề. Họ kết hợp với nhau cùng mở một cửa hàng để phục chế và đóng sách tại Ý. Thay vì sử dụng những loại công nghệ hiện đại thì tất cả các sách được đóng sách, phục chế tại cửa hàng được đóng từ các loại máy móc thủ công như máy ép gỗ từ thế kỷ 19, máy ép kim loại, máy cắt được làm từ năm 1960.
Một điều vô cùng tuyệt vời đó là khi bước chân vào trong cửa hàng, bạn sẽ nghe trực tiếp những âm thanh đóng sách thủ công đầy mê hoặc. Nghe tiếng giấy bị róc, nghe tiếng máy may, máy đóng gáy,… thật êm tai, nhẹ nhàng chứ không như những loại máy cơ điện thường thấy hiện nay.
Nghệ thuật đóng sách thủ công
Không chỉ đơn thuần là một nghề, đóng sách thủ công cũng như mộc, cũng như điêu khắc, đó chính là nghệ thuật. Đóng sách là công đoạn mà người thợ phải làm cả về phần bìa, lất kết các tay sách, đóng thành quyển hoàn chỉnh. Đóng sách thủ công được coi là một nghệ thuật bởi nhờ những bàn tay khéo léo mà khiến cho cuốn sách trở nên đẹp hơn, bền hơn. Đó chính là điểm nhấn, tạo nên giá trị của cuốn sách.
Giá trị của cuốn sách được nâng cao hơn nhờ đóng sách nghệ thuật
Không chỉ đóng sách mới, nghề đóng sách đòi hỏi người thợ phải phục chế được cả sách cũ, các loại sẽ đã hư hỏng, gia cố nhằm công dụng bảo quản. Có rất nhiều cuốn sách có giá trị tồn tại theo thời gian và được coi là kho báu của tri thức. Nghề đóng sách thủ công góp phần là trọn vẹn hơn giá trị của những sách quý báu đó.
Nghề đóng sách thủ công vẫn còn tồn tại và sẽ giữ mãi được nét đẹp riêng. Không chỉ là đóng sách, đây là cả một nghệ thuật, thể hiện tinh thần bảo tồn di sản trí tuệ con người. Cũng là nghệ thuật của một người nghệ nhân với sự kiên nhẫn, cẩn trọng với tình yêu đối với sách!
Bình luận