Những điều khiến cuộc phỏng vấn xin việc trở nên “bế tắc”
Dưới đây là 7 điều sẽ khiến cuộc phỏng vấn rơi vào “bế tắc”, bạn cần lưu ý để tránh nếu không muốn thất bại.
Thiếu mất nụ cười
Nụ cười luôn là “vũ khí” giao tiếp hiệu quả trong mọi tình huống. Nếu bạn cứ trò chuyện một cách nghiêm túc thái quá với gương mặt nghiêm nghị thì sẽ khiến không khí trở nên căng thẳng. Từ đây, nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ có khoảng cách, và cuộc hội thoại cũng dần trở nên mệt mỏi chán chường. Hãy chọn thời điểm thích hợp để nở nụ cười thân thiện bạn nhé.
Vui đùa quá mức
Trái ngược với kiểu cứng nhắc, nhiều ứng viên lại cứ thoải mái vô tư trò chuyện với các câu bông đùa quá mức. Nếu bạn chỉ “đệm” thêm vài câu đùa đúng lúc đúng chỗ sẽ giúp cuộc phỏng vấn trở nên cởi mở, nhưng nếu cứ sa đà kể chuyện phiếm hay sử dụng những nhận xét dí dỏm thì có thể khiến nhà tuyển dụng hiểu sai thông điệp bạn muốn chuyển đến họ. Do vậy tốt nhất bạn nên sử dụng từ ngữ với nghĩa đen, đơn giản dễ hiểu, và không nên đưa ra nhiều nhận xét “hài hước” đầy khiếm nhã với các vấn đề tế nhị như tuổi tác, tôn giáo, dân tộc, giới tính...
Đặt các câu hỏi quá cá nhân
Bên cạnh các câu hỏi về chuyên môn, ứng viên cũng sẽ phải trả lời các câu hỏi “bên lề” như sở thích, niềm đam mê, thậm chí là các câu hỏi về cuộc sống gia đình. Bởi với một số nghề nghiệp đặc thù thì đời sống cá nhân có ảnh hưởng nhất định đến công việc. Tuy nhiên, về phía bạn, hãy cẩn trọng khi đưa ra các câu hỏi mang tính cá nhân cho nhà tuyển dụng, tránh “xoáy” sâu vào các vấn đề nhạy cảm như giới tính, tuổi tác, tôn giáo… Bạn có thể đặt các câu hỏi về môn thể thao, thể loại sách, nhạc yêu thích, hoặc các đam mê cá nhân khác.
Không tự chuẩn bị các câu hỏi
Đừng chỉ nghĩ rằng các cuộc phỏng vấn luôn chỉ diễn ra “một chiều”, và ứng viên chỉ có nhiệm vụ trả lời. Thực tế, bạn cần phải chuẩn bị các câu hỏi để khai thác thêm thông tin về công việc, doanh nghiệp và cả định hướng công tác sắp tới (nếu được chọn). Do vậy, nếu bạn cứ ậm ờ hoặc đặt các câu hỏi chệch trọng tâm sẽ không được đánh giá cao,đồng thời làm giảm chất lượng tương tác, ra nhiều khoảng trống vô nghĩa khi trò chuyện. Hãy tự tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, và tự suy ngẫm để có các câu hỏi thông minh gây ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng Đà Nẵng, Hải Phòng hay TPHCM.
Sa đà kể lể quá nhiều
Khi cả hai phía bắt đầu “dò đúng tần số” thì cuộc phỏng vấn sẽ cởi mở hơn rất nhiều. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho các ứng viên dễ mất kiểm soát dẫn đến tình trạng “kể lể” lan man về cả công việc lẫn đời sống riêng tư. Nếu ứng viên đưa quá nhiều thông tin thừa thãi sẽ khiến buổi phỏng vấn xin việc trở thành màn “độc diễn”, và nhà tuyển dụng cũng khó khăn khi muốn phản hồi.Tốt nhất là bạn chỉ nên đưa ra các câu trả lời đơn giản, ngắn gọn và tập trung lắng nghe các góp ý, cũng như tiếp tục suy nghĩ nhằm “giữ nhịp” cuộc trò chuyện.
Đưa ra các câu hỏi đóng
Khi bạn muốn khai thác thêm các thông tin về doanh nghiệp hay công việc, hoặc chỉ đơn thuần là gây thiện cảm với nhà tuyển dụng, thì hãy hạn chếcâu hỏi mà chỉ cần trả lời là “Có” hoặc “Không”, “Đúng” hoặc “Sai”. Điều này sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên bế tắc.Vì vậy tốt nhất là bạn cần đưa ra những câu hỏi mang tính gợi mở. Ví dụ như “Anh/chị vui lòng mô tả cụ thể công việc thường ngày của nhân viên ở vị trí này?”, thông qua câu hỏi mở này thì bạn có thể nắm rõ tất cả các nhiệm vụ phải làm thường ngày chứ không cần phải hỏi lần lượt.
Mất tập trung, thiếu “lửa”
Sự mất tập trung là điều thường xảy ratrong các cuộc trao đổi kéo dài. Nhưng bạn hãy nhớ, đây không phải là buổi trò chuyện phiếm hoặc giao tiếp thông thường mà là công việc. Bạn cần phải giữ được sự tập trung, luôn chú ý lắng nghe để không bỏ lỡ thông tin quan trọng, đồng thời đó cũng là cách tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng.Hãy xuất hiện ở cuộc phỏng vấn xin việc với tinh thần thoải mái, giữ sự giao tiếp bằng mắt trong suốt buổi trò chuyện và khéo léo sử dụng thêm ngôn ngữ cơ thể để tăng tính thuyết phục.
Bình luận