Cụ thể là, trong tháng 08/2019, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 21.483 xe. Trong đó, xe du lịch đạt 15.228 chiếc, giảm 21% so với tháng trước; xe thương mại đạt 5.964 chiếc, giảm 12% so với tháng trước; xe chuyên dụng đạt 291 chiếc, giảm 37% so với tháng trước. Trong khi đó, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 12.594 xe, giảm 18% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 8.889 xe, giảm 22% so với tháng trước.

Như vậy, có thể thấy, mặc dù sản lượng tiêu thụ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018, tuy nhiên so với tháng trước, sản lượng tiêu thụ giảm ở cả 3 dòng xe. Điều này cho thấy, tâm lý người mua xe vẫn chịu ảnh hưởng khá nặng do tháng “ngâu”

Tính chung 8 tháng đầu năm 2019, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xe ô tô du lịch tăng 31%; xe thương mại tăng 1,6% và xe chuyên dụng giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 1: Sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường từ tháng 01-08/2019

Đối với xe lắp ráp, tính đến hết tháng 8/2019, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 14% trong khi xe nhập khẩu tăng 178% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 2: Sản lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp và xe nhập khẩu từ tháng 01-08/2019

Đối với các thành viên VAMA, mức tiêu thụ cũng cho thấy, trong tháng 08/2019, nếu so với cùng kỳ năm 2018, thì sản lượng tiêu thụ không có nhiều chuyển biến, song nếu so với tháng trước, thì hầu hết các thành viên VAMA đều giảm. Thaco tiếp tục duy trì vị trí số 1. Cụ thể là: Doanh số tiêu thụ của Thaco đạt 5.975 chiếc, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2018 và giảm 23% so với tháng trước; Toyota đạt 5.066 chiếc, lần lượt tăng 7% và giảm 31%; Ford đạt 2.573 chiếc lần lượt tăng 94% và giảm 8%; Mitsubishi đạt 2.104 chiếc, lần lượt tăng 170% và tăng 12%; Honda đạt 1.867 chiếc lần lượt giảm 12% và 34%.../.