Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn diễn biến phức tạp
Tình trạng sử dụng chất cấm vẫn tiếp diễn
Theo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2015 và 02 tháng đầu năm 2016, Cục đã kiểm tra 1.893 cơ sở chăn nuôi, qua đó phát hiện 58 cơ sở vi phạm về chất cấm. Trong 1.239 mẫu thức ăn được lấy, có 17 mẫu vi phạm. Trong 3.927 mẫu nước tiểu heo, phát hiện 257 mẫu dương tính với chất cấm.
Trong thời gian gần đây, các tỉnh phía
Năm 2015 và 03 tháng đầu năm 2016, các ngành chức năng đã phát hiện nhiều cơ sở có sai phạm. Điển hình, năm 2015, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bình Dương đã thực hiện kiểm tra 107 cơ sở chăn nuôi heo/122 mẫu nước tiểu và 52 mẫu thức ăn (lấy trực tiếp từ trại chăn nuôi). Kết quả, có 5 cơ sở chăn nuôi heo vi phạm sử dụng chất cấm Salbutamol, chiếm tỷ lệ 5,55%. Kiểm tra ở 6 lò mổ/26 mẫu nước tiểu trên địa bàn Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, tỷ lệ mẫu dương tính với chất cấm là 8, chiếm 30,76%, mức độ tồn dư chất cấm Salbutamol trong nước tiểu heo vượt mức độ cho phép từ 2,6 - 120 lần. Nguồn gốc heo có sử dụng chất cấm chủ yếu từ Đồng Nai (chiếm khoảng 80%), còn lại một số heo có nguồn gốc trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Trong 3 tháng đầu năm 2016, tình hình cũng không khả quan hơn khi số trường hợp cơ sở chăn nuôi heo có sử dụng chất cấm vẫn còn ở mức cao (chiếm tỷ lệ 17,39% tổng số cơ sở được kiểm tra).
Tại tỉnh Long An, từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016, ngành chức năng tỉnh Long An đã tổ chức lấy 1.602 mẫu, trong đó có 1.396 mẫu (nước tiểu, mẫu thịt, thức ăn chăn nuôi, nước uống, thuốc thú y, men vi sinh tại các chợ, cơ sở giết mổ, điểm trung chuyển gia súc, hộ chăn nuôi, cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi) để kiểm tra nhóm Beta-agonist, kết quả có 7/936 mẫu nước tiểu tại điểm trung chuyển, cơ sở giết mổ và hộ chăn nuôi dương tính với Salbutamol.
Theo Cục C49 Bộ Công an, việc đưa chất cấm Salbutamol vào thức ăn chăn nuôi manh nha xuất hiện tại Việt
Tuy nhiên, sau vụ việc trên thì hành vi sử dụng Salbutamol không chấm dứt mà vẫn âm thầm diễn ra. Thậm chí, đến năm 2014, nó còn được các công ty bán trực tiếp cho người chăn nuôi và sử dụng cho đến nay (Hương Vũ, 2016).
Đại tá Trần Trọng Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) cho biết, điều đáng lo ngại là sau khi hàng loạt các vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không còn công khai như trước, nhưng vẫn tồn tại với hình thức hết sức tinh vi, phức tạp. Các đối tượng đưa salbutamol vào thức ăn chăn nuôi dưới dạng đóng gói nhỏ với tên gọi “bổ sung dinh dưỡng” để tặng hay bán kèm tại các đại lý, hoặc được một số thương lái trực tiếp mang đến cung cấp cho chủ cơ sở chăn nuôi.
Đối với người chăn nuôi, mặc dù biết đó là chất cấm, nhưng vì cái lợi trước mắt nên vẫn làm ngơ. Ngoài salbutamol, qua công tác nắm tình hình, cơ quan chức năng còn phát hiện thêm 1 loại chất mới có tên Zeranol được dùng để thay thế các chất tạo nạc vốn từng bị cấm sử dụng.
Xử phạt nhiều công ty sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Thanh tra, kiểm tra đột xuất nâng tính hiệu quả
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chỉ đạo tại Hội nghị “Tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp” tổ chức ngày 13/4 ở TP. Hồ Chí Minh, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu, các cơ quan quản lý nông nghiệp phải tập trung xử lý cho được tình trạng sử dụng chất salbutamol trong chăn nuôi và chất vàng ô trong thực phẩm. Từ đó, đến cuối năm 2016, ngành nông nghiệp sẽ dẹp hết các nguồn của thực phẩm bẩn, gồm: chất cấm trong chăn nuôi và việc sử dụng kháng sinh không đúng mục đích.
Thứ trưởng cũng cho biết các cơ quan chức năng ngành nông nghiệp sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra đột xuất thay vì theo kế hoạch và có báo trước vốn không hiệu quả. Đồng thời cũng sẽ tiêu hủy đàn heo sử dụng chất cấm, kết hợp ngành công an xử lý các hành vi vi phạm theo Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.
Để giải quyết những bất cập trong việc quản lý nhập khẩu và kinh doanh Salbutamol, Đại tá Trần Trọng Bình cho biết: Cảnh sát Môi trường đã tăng cường phối hợp với Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý Dược để nắm tình hình các đối tượng nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng Salbutamol. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cho các lực lượng thực thi pháp luật, xử lý nghiêm những vi phạm trong kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vì an toàn sức khỏe của người dân. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân, nhất là đối với những hộ, cơ sở kinh doanh để hộ từ bỏ hành vi vi phạm.
Cũng tại Diễn đàn Khuyến nông và nông nghiệp với chủ đề: “Giải pháp quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm ở các tỉnh phía Nam, ngày 12/04, tại Bình Dương, ông Phạm Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho rằng, để giảm thiểu tình trạng lạm dụng kháng sinh và chất cấm trong chăn nuôi, việc đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng chất cấm và tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAP... Từ đó làm thay đổi nhận thức của người chăn nuôi, quan tâm đến chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững./.
Tài liệu tham khảo:
1. Khánh Nguyên (2016). Sử dụng chất cấm: “Thuốc nổ” phá ngành chăn nuôi, truy cập từ http://vov.vn/xa-hoi/nguoi-tieu-dung-lo-lang-truoc-nan-thuc-pham-ban-493001.vov
2. Hương Vũ (2016). Ngăn “chất độc” vào mâm cơm người Việt, truy cập từ http://antg.cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Ngan-chat-doc-vao-mam-com-nguoi-Viet-378606/
Bình luận