Cụ thể là, doanh số tiêu thụ xe đạt 12.434 chiếc, giảm 63% so với tháng trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2018. Chi tiết cho từng loại xe như sau: Xe du lịch đạt 8.958 chiếc, giảm 67% so với tháng trước; xe thương mại đạt 3.300 chiếc giảm 43% so với tháng trước; xe chuyên dụng đạt 176 chiếc, giảm 47% so với tháng trước. Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 7.685 xe, giảm 59% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 4.749 xe, giảm 68% so với tháng trước (Biểu đồ).

Biểu đồ: Sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường tháng 11, 12/2018 và tháng 01 và 02/2019

Tuy nhiên, tính hết tháng 02/2019, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xe ô tô du lịch tăng 33%; xe thương mại giảm 16% và xe chuyên dụng giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 16% trong khi xe nhập khẩu tăng 169% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn vào doanh số tiêu thụ trong tháng này cho thấy, mặc dù doanh số tăng nhẹ so với cùng kỳ, song so với tháng trước doanh số giảm sâu. Theo đó, doanh số bán chưa bằng một nửa của tháng trước. Nguyên nhân chính vẫn là do ảnh hưởng của tâm lý khách hàng sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán.

Đối với các thành viên VAMA, mức tiêu thụ cũng cho thấy, trong tháng 02/2019, nếu so với cùng kỳ thì hầu hết các thành viên đều giảm mạnh, chỉ duy nhất 2 đơn vị phân phối là Honda (tăng 224%) và Lexus (tăng 950%). Đây là nguyên nhân khiến sản lượng tiêu thụ chung của các thành viên tăng nhẹ 1%. Nếu so với tháng trước thì, 100% các thành viên VAMA đều giảm sâu. Đáng chí ý là, 2 đơn vị phân phối dẫn đầu thị trường là Toyota và Thaco đều giảm quá nửa. Cụ thể như sau: sản lượng tiêu thụ của Thaco đạt 4.267 chiếc, giảm 18% so với cùng kỳ, như giảm tới 59% so với tháng trước; Toyota đạt 2.300 chiếc, giảm 20% so với cùng kỳ và 70% so với tháng trước. Trong khi đó, Honda cũng chỉ đạt 1.625 chiếc, giảm 63% so với tháng trước; Ford đạt 1.598 chiếc, giảm 53% so với tháng trước...