Cụ thể là, xe du lịch đạt 14.362 chiếc, giảm 36% so với tháng trước; xe thương mại đạt 6.079 chiếc giảm 32% so với tháng trước; xe chuyên dụng đạt 580 chiếc, giảm 33% so với tháng trước. Trong khi đó, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 14.047 xe, giảm 29% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 6.947 xe, giảm 44% so với tháng trước.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 04/2019 tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xe ô tô du lịch tăng 38%; xe thương mại tăng 1% và xe chuyên dụng giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 1: Sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường tháng 01, 02, 03, 04/2019

Đối với xe lắp ráp, tính đến hết tháng 04/2019, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 11%, trong khi xe nhập khẩu tăng 202% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 2: Sản lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp và xe nhập khẩu tháng 01, 02, 03, 04/2019

Đối với các thành viên VAMA, mức tiêu thụ cũng cho thấy, trong tháng 04/2019, sản lượng tiêu thụ của các thành viên đều giảm. Đáng chú ý là, doanh số bán hàng của Toyota giảm trên một nửa so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số tiêu thụ trong tháng 03/2019 đạt mức rất cao, bởi nếu so với cùng kỳ năm 2018, doanh số tiêu thụ tháng 04/2019 chỉ giảm 1%. Trong tháng này, với việc sụt giảm mạnh của Toyota, Thaco đã lấy lại vị trí số 1, với sản lượng tiêu thụ đạt 8.148 chiếc, chiếm 40,5% thị trường, giảm 6% so với cùng kỳ và tăng 1% so với tháng trước. Tiếp theo là Toyota với sản lượng tiêu thụ đạt 4.188 chiếc, chiếm 20,8% thị trường, giảm 1% so với cùng kỳ và giảm 54% so với tháng trước; Ford đạt 2.160 chiếc, chiếm 10,7% thị trường, tăng 59% so với cùng kỳ nhưng giảm 14% so với tháng trước; Honda đạt 1.756 chiếc, giảm lần lượt là 38% và 35%; Mitsubishi đạt 1.299 chiếc, chiếm 6,5% thị trường.../.