Mục tiêu chung của Kế hoạch là thúc đẩy các hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Ứng dụng khoa học và sản xuất thủy sản nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch và phát triển bền vững ngành thủy sản

Mục tiêu cụ thể là xác định được nhu cầu đổi mới công nghệ và sáng tạo trong sản xuất thủy sản để xây dựng các chương trình khoa học công nghệ phục vụ thực tế sản xuất. Hàng năm, công nhận được tối thiểu 4 tiến bộ kỹ thuật; chuyển giao được tối thiếu 4 tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thủy sản; tối thiểu 200 cơ sở sản xuất thủy sản được phổ biến, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hiệu quả kinh tế tăng >25% so với mô hình sản xuất truyền thống. Tổ chức từ 3-4 diễn đàn để phổ biến, giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới, các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong khai thác, bảo quản sản phẩm thủy sản, nuôi trồng thủy sản cho ít nhất 400 cơ sở ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ.

Tổ chức được ít nhất 2 Hội chợ thiết bị và công nghệ thủy sản (02 năm/lần) để giới thiệu, trưng bày, triển lãm các thiết bị, công nghệ, sản phẩm tiến tiến có thể thương mại hóa và ứng dụng, chuyển giao vào thực tiễn sản xuất thủy sản ở Việt Nam;

Xây dựng được hệ thống thông tin khoa học công nghệ thủy sản đầy đủ, đáp ứng nhu cầu quản lý, cập nhật, trao đổi thông tin trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thủy sản; phát triển thị trường khoa học công nghệ thủy sản trực tuyến.

Để đạt được những mục tiêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu trong giai đoạn 2021-2025, cần thực hiện rà soát, đề xuất chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo và ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ thủy sản; Rà soát, đánh giá, công nhận tiến bộ kỹ thuật để phổ biến, ứng dụng, chuyển giao vào thực tế sản xuất thủy sản. Đồng thời, xây dựng hệ thống thông tin khoa học công nghệ phục vụ gắn kết nghiên cứu và chuyển giao và phát triển thị trường khoa học công nghệ./.