Thống nhất quan điểm chỉ đạo điều hành

Nhằm chủ động thích ứng và quyết tâm triển khai thắng lợi các mục tiêu định hướng phát triến kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và mục tiêu năm 2024 của Chính phủ và của Tỉnh ủy, HĐND Tỉnh; UBND Tỉnh đã chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, những khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư, triển khai các chính sách tiền tệ, tín dụng, chính sách thuế nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Theo đó, UBND Tỉnh đã thống nhất quan điểm, tập trung chỉ đạo, điều hành các vấn đề trọng tâm như: Tập trung chỉ đạo thực hiện các kết luận của Trung ương, của Tỉnh, tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt để hoàn thành các đề án, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phú, Tỉnh ủy giao; chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung cao độ, quyết liệt, bài bản thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá tại Nghị quyết Đại hội XVII cua Đảng bộ tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giao nguồn lực, gắn trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, tổ chức;

Vĩnh Phúc duy trì ổn định phát triển quý I/2024, tập trung triển khai các giải pháp thực hiện hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
UBND tỉnh Vĩnh Phúc họp phiên thường kỳ tháng 3 triển khai kế hoạch, giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Đẩy nhanh hơn, mạnh mẽ hơn việc giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án trọng điểm, quan trọng; kiên quyết loại bỏ tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; tập trung cao độ cho công tác kiểm tra, giám sát, rà soát các lỗ hổng trong công tác quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực: Đất đai, môi trường, đô thị, tài chính - ngân sách, đầu tư, phòng cháy chữa cháy; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; xử lý những nhiệm vụ, công việc thường xuyên, đồng thời quyết liệt giải quyết những vấn đề còn tồn đọng kéo dài và những vấn đề đột xuất phát sinh... Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh quản lý chặt chẽ tài nguyên, sử dụng hiệu quả đất đai, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tại, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Trên cơ sở thống nhất về quan điểm chỉ đạo, điều hành, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương cụ thể hóa triển khai các Nghị quyết của HĐND Tỉnh đã được thông qua sau kỳ họp cuối năm 2023, đồng thời ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ giao 23 chỉ tiêu chính, 245 chỉ tiêu thành phần và 192 nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

“Ngay từ cuối năm 2023 đã giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2024 cho các cấp, các ngành, địa phương; quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án lớn, trọng điểm, thành lập tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công... Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lãnh đạo UBND Tỉnh, lãnh đạo sở, ngành, địa phương để chỉ đạo, tổ chức quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra với tinh thần nỗ lực vượt lên khó khăn, kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập, nắm chắc tình hình thực tiễn để có phản ứng kịp thời, phù hợp, hiệu quả. Tổ chức các hội nghị UBND Tỉnh, hội nghị giữa lãnh đạo UBND Tỉnh với các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tập trung xử lý những nhiệm vụ, công việc thường xuyên, đồng thời quyết liệt giải quyết những vấn đề còn tồn đọng kéo dài và những vấn đề đột xuất phát sinh; tăng cường kiểm tra, đôn đốc giải quyết các vi phạm, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước các lĩnh vực về xây dựng, đô thị, đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tài chính - ngân sách, đầu tư công, vệ sinh an toàn thực phẩm…”, đại diện lãnh đạo UBND Tỉnh cho biết.

Các hoạt động kinh tế duy trì đà tăng trưởng

Với sự tập trung cao độ, vào cuộc sát sao của các cấp ban ngành, quý I/2024, Vĩnh Phúc đã thực hiện đạt vượt các chỉ tiêu phát triển, các hoạt động phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và hoạt động của khu vực doanh nghiệp duy trì xu hướng tăng trưởng ổn định. Cụ thể, về tăng trưởng kinh tế, theo số liệu thống kê của Tỉnh, tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) quý I ước tăng 4,06% so với cùng kỳ. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,70%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,79%, khu vực dịch vụ tăng 2,81%.

Về sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 3/2024 tăng 25,73% so với tháng trước và giảm 3,16% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ, ngành khai khoáng tăng 25,59%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,17%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 4,68%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 7,84%. Quý I/2024, ước tính IIP tăng 6,67% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,63% và chỉ số tồn kho tháng 3 tăng 9,19% cho thấy, hoạt động sản xuất công nghiệp của Tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do sản lượng sản xuất của nhiều sản phẩm chủ lực trong quý T/2024 giảm, như: ô tô, xe máy.

Ngược lại, sản phẩm linh kiện điện tử tăng trưởng khởi sắc. Doanh thu dịch vụ sản xuất linh kiện điện tử ước đạt 17,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,49% so cùng kỳ. Quý I/2024, một số doanh nghiệp trong ngành đã thực hiện di chuyển các công đoạn sản xuất từ các nhà máy ở Hàn Quốc và Trung Quốc về Việt Nam, nhằm gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, cắt giảm tối đa chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, một số hãng công nghệ lớn đã đưa ra thị trường các dòng sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính bảng mới với nhiều thay đổi trong thiết kế phần cứng và phần mềm, thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Nhờ đó, các doanh nghiệp sản xuất và hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Tỉnh đã có thêm được nhiều đơn hàng, góp phần ổn định việc làm cho người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, gia tăng doanh thu và duy trì sự tăng trưởng cho ngành kinh tế chủ lực của Tỉnh.

Vĩnh Phúc duy trì ổn định phát triển quý I/2024, tập trung triển khai các giải pháp thực hiện hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Quý I/2024, Vĩnh Phúc duy trì đà tăng trưởng kinh tế ổn định, thu hút FDI đạt nhiều kết quả tích cực

Về tình hình tài chính ngân sách, kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh ước thực hiện hết quý I/2024 là 8.540 tỷ đồng, đạt 26,9% dự toán, bằng 98,5% so với cùng kỳ. Hoạt động ngân hàng, tín dụng duy trì ổn định, trong quý I/2024, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên địa bàn Tỉnh có xu hướng giảm. Ước thực hiện đến ngày 31/03/2024, nguồn vốn huy động là 123.000 tỷ đồng, đạt 87% so với kế hoạch, tăng 8% so với quý I/2023. Ước thực hiện đến ngày 31/03/2024, tổng dư nợ cho vay là 126.000 tỷ đồng, đạt 88% so với kế hoạch, tăng 7% so với quý I/2023. Công tác xử lý nợ xấu được tiến hành hiệu quả thông qua việc tăng cường giám sát sau cho vay, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, chủ động nguồn vốn cho vay, tạo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng...

Thu hút đầu tư khởi sắc, đẩy mạnh hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Về hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh của Tỉnh tiếp tục được quan tâm, chú trọng cải thiện. UBND Tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai, trong đó phân công cụ thể nhiệm vụ cho các sở, ngành theo dõi cụ thể các chỉ số thành phần thuộc chỉ số PCI; tăng cường chỉ đạo theo dõi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Đối với hoạt động thu hút FDI, UBND Tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030, Đề án Thu hút nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư tại Tỉnh đến năm 2030... Trong đó, UBND Tỉnh đã xác định 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, với 40 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể giao trực tiếp cho các cơ quan thực hiện, triển khai tích cực các hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) của Tỉnh. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư của Tỉnh được tích cực triển khai thông qua việc phối hợp với các báo, tạp chí, kênh truyền hình của Trung ương và của địa phương, đồng thời qua các kênh khác nhau để gửi thông tin tài liệu XTĐT tới các nhà đầu tư và đại sứ quán Việt Nam tại các nước.

Hoạt động thu hút đầu tư khởi sắc ngay từ những tháng đầu năm, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức như hiện nay. Theo số liệu thống kê của UBND Tỉnh, tính đến tháng 3/2024, Vĩnh Phúc đã thu hút được 12 dự án DDI (6 dự án mới, 6 dự án điều chỉnh vốn) với tổng vốn đăng ký 2.099 tỷ đồng, đạt 38,2% kế hoạch giao đầu năm. Đối với khu vực FDI, Tỉnh đã cấp giấy phép cho 25 dự án (13 dự án mới, 12 dự án điều chinh vốn) với tổng vốn đăng ký là 347,13 triệu USD, đạt 86,8% kế hoạch giao đầu năm.

Trong kỳ quý I/2024, nhiều dự án lớn đi vào hoạt động như: Dự án sản xuất mô tô, xe máy, phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô, xe có động cơ khác của Công ty TNHH Polaris Việt Nam với công suất 90 nghìn sản phẩm/năm; Dự án nhà máy sản xuất vòi rửa Toto Việt Nam với công suất 1,8 triệu sản phẩm/năm... kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng, giải quyết việc làm chất lượng cao và thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh.

Vĩnh Phúc duy trì ổn định phát triển quý I/2024, tập trung triển khai các giải pháp thực hiện hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Liên quan đến hoạt động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, UBND Tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng nâng cao trách nhiệm tham gia vận hành, duy trì Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trên hệ thống http://duongdaỵnong, vinhphuc.gov.vn; tổ chức nhiều hội nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản...; duy trì thực hiện tốt chương trình "Lãnh đạo UBND tỉnh gặp gỡ doanh nhân hàng tuần”.

Kết quả tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tính đến giữa tháng 3/2024 là 283 doanh nghiệp, giảm 6,91% so với cùng kỳ, tuy nhiên có sự gia tăng đáng kể về vốn đăng ký với 3.325 tỷ đồng, tăng 40,73% so với cùng kỳ. Số lượng doanh nghiệp quay trở lại thị trường là 158 doanh nghiệp, tăng 21,5%; số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng kinh doanh là 577 doanh nghiệp, tăng 25,6% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy, tình hình kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn khiến cho số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường thấp và số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng.

Đảm bảo các chính sách về lao động, việc làm, an sinh xã hội

Bên cạnh duy trì ổn định tăng trưởng kinh tế, các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm tiếp tục được quan tâm thực hiện. UBND Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung phát triển thị trường lao động, đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm, an toàn, vệ sinh lao động và triển khai Nghị quyết của HĐND Tỉnh về hỗ trợ giải quyết việc làm, như: Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 22/01/2024 về việc triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024; Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 22/02/2024 về triển khai thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024; Kế hoạch số 26/KH-BCĐ ngày 20/01/2024 của Ban chỉ đạo giải quyết việc làm tỉnh về giao chỉ tiêu giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2024...

Kết quả, trong quý I/2024, ước giải quyết việc làm cho 6.148 lao động, trong đó: Giải quyết việc làm trong nước cho 5.918 người (tạo việc làm mới cho 1.119 lao động trong lĩnh vực khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; 3.064 lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; 1.735 lao động lĩnh vực dịch vụ - thương mại); đưa 230 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tháng 3/2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Tỉnh tăng 3,19% so với tháng trước và tăng 2,41% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2024, chỉ số sử dụng lao động toàn ngành tăng 0,17% so với năm quý I/2023.

Về các chính sách xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, UBND Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 29/01/2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2024, với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 0,44%; Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 29/01/2024 về giám sát, đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn Tỉnh. Lĩnh vực giảm nghèo được thông qua các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ về lãi suất vay vốn, hỗ trợ học nghề, xuất khẩu lao động, hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông, hỗ trợ về nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm y tế và sự quan tâm, chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà của các tổ chức, cá nhân đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo... Chính sách bảo trợ xã hội được thực hiện tốt. Tính đến ngày 11/3/2024 toàn Tỉnh có 44.091 người đang hưởng trợ cấp xã hội, trong đó trợ cấp xã hội tại cộng đồng là 43.628 người, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội là 463 người; thực hiện hỗ trợ mai táng phí là 399 người với kinh phí chi trả trên 3,6 tỷ đồng. Thực hiện tốt việc giải quyết chế độ, chính sách đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạnh, cụ thể: 343/343 hồ sơ được giải quyết trước hạn và đúng hạn, không có hồ sơ chậm muộn; di chuyển 6 hồ sơ người có công đi tỉnh khác, tiếp nhận 18 hồ sơ người có công.

Nhiều giải pháp quyết liệt thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

Để phấn đấu đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 55/NQ-HĐND của HĐND Tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, nghiêm túc triển khai các Nghị quyết, Kế hoạch, Công điện, Chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND Tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội; tập trung cao độ triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII, Kế hoạch số 182/KH- UBND, Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 19/01/2024 của UBND Tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 15/12/2023 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Tăng cường xử lý các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân; kiên quyết thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch đã đề ra; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các nguồn lực, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối họp các sở, ngành xây dựng, cập nhật chi tiết các kịch bản tăng trưởng, các yếu tố tăng trưởng để chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành.

Thứ hai, các chủ đầu tư, các huyện, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiến độ thực hiện các dự án, nhất là đối với dự án trọng điểm, các khu công nghiệp, các dự án liên vùng, các công trình kết cấu hạ tầng đô thị. Kịp thời điều chuyển vốn đối với các dự án gặp vướng mắc, khó giải ngân sang các dự án có thể hấp thụ ngay nguồn vốn đầu tư. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm các chủ đầu tư để chậm tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn thấp. Thực hiện hiệu quả các chỉ đạo cảa UBND Tỉnh liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, dư nợ tạm ứng, tạm ứng quá hạn, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn của nhà thầu không phối hợp trong công tác thu hồi tạm ứng quá hạn.

Thứ ba, điều hành chi ngân sách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên các chế độ, chính sách đã ban hành liên quan đến chế độ chi cho con người, chính sách an sinh xã hội, các nhiệm vụ, chương trình, dự án cấp bách, trọng điểm của Tỉnh. Rà soát triệt để tiết kiệm chi, cắt giảm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cấp bách, cần thiết, để ưu tiên chi cho đầu tư phát triển., báo cáo UBND Tỉnh phương án phân bổ các nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi..., kéo dài qua nhiều năm báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Thứ tư, thường xuyên theo dõi để đảm bảo tiến độ thu ngân sách. Thực hiện tốt công tác đăng ký thuế, kiểm tra, giám sát kê khai, nộp thuế, miễn, giảm, gia hạn của người nộp thuế. Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có nguồn lực hồi phục, phát triển sản xuất kinh doanh. Đa dạng các hình thức hỗ trợ người nộp thuế. Tiếp tục rà soát và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ như: công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuể nợ lớn, trây ỳ; thông báo ngừng sử dụng hóa đơn, đề nghị dừng xuất nhập cảnh... Tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và trên nền tảng số. Mở rộng áp dụng hoá đơn điện tử, nộp thuế điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà, nộp lệ phí trước bạ, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản...

Thứ năm, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp và khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay... Giữ ổn định thị trường tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trên địa bàn; nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tăng cường kiểm tra, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng theo quy định, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế. Nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp. Phấn đấu tăng trưởng huy động vốn từ 12-14%; tăng trương tín dụng từ 10-12%; đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn (dưới 3%).

Thứ sáu, đôn đổc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng kết cẩu hạ tầng đối với các KCN đã đi vào hoạt động và các KCN mới có quyết định thành lập. Giám sát chặt chẽ các chủ đầu tư hạ tầng về năng lực và cam kết triển khai dự án, từ đó có biện pháp xử lý, kiên quyết thu hồi hoặc tìm kiếm nhà đầu tư mới đủ năng lực tiếp tục thực hiện dự án hoặc điều chỉnh quy hoạch giảm diện tích khu công nghiệp. Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2022-2026; Nghị quyết về phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đến năm 2030 và Quy chế quản lý cụm công nghiệp./.