CPI năm 2017: Khó đạt mục tiêu 4%
Nhìn lại năm 2016
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12/2016 tăng 0,23% so với tháng trước và tăng 4,74% so với tháng 12 năm trước. Như vậy, lạm phát năm 2016, theo cách tính hiện tại (so với tháng 12 năm trước) chỉ là 4,74%, thấp hơn mục tiêu đề ra cho năm nay là 5%. Còn nếu tính bình quân - cách tính lạm phát mới, đang được Tổng cục Thống kê đề xuất thực hiện từ năm 2017, thì lạm phát năm nay chỉ ở mức 2,66%.
Giải thích một số yếu tố gây tăng giá trong năm 2016, Tổng cục Thống kê cho biết, do điều hành của Chính phủ, giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/3/2016, nên giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 77,57% làm cho chỉ số CPI tháng 12/2016 tăng khoảng 2,7% so với tháng 12 năm trước.
Bên cạnh đó, thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, cả nước có 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng học phí các cấp học làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 12 năm 2016 tăng 12,5% so với tháng 12 năm trước. Điều này tác động tới chỉ số CPI năm 2016 tăng khoảng 0,58% so tháng 12 năm trước.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ ngày 1/1/2016 nên giá một số loại dịch vụ như: dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức tăng từ1%-2,5% so với năm trước.
Ngoài ra, trong năm, vào dịp Tết Nguyên đán, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, kỳ lễ 30/4-1/5 và 2/9 đều được nghỉ kéo dài nên nhu cầu mua sắm, vui chơi giải trí tăng cao, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm đều tăng. Trong năm 2016, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 12 đợt tăng; đây cũng là yếu tố “đẩy”CPI tăng.
Năm 2016 thị trường hàng hoá không có biến động lớn về giá
Trong khi đó, Báo cáo diễn biến thị trường giá cả năm 2016 của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho thấy, năm 2016, thị trường hàng hoá không có biến động lớn về giá. Một số mặt hàng như đường, thịt lợn đã có những giai đoạn tăng giảm do lo ngại về nguồn cung giảm, bấp bênh trong hoạt động xuất khẩu. Mặt hàng giá hàng hoá chịu ảnh hưởng chủ yếu ở nhóm hàng do Nhà nước quản lý (như phí dịch vụ y tế, giáo dục tăng giá theo lộ trình).
Theo báo cáo, đối với nhóm hàng vật liệu xây dựng, do thị trường bất động sản phục hồi nhẹ khiến nhu cầu mặt hàng này tăng. Tuy nhiên, giá nguyên liệu không tăng mạnh và năng lực sản xuất vẫn đáp ứng tốt nhu cầu nên giá bán các mặt hàng này trên thị trường không tăng nhiều.
Vụ Thị trường trong nước cũng cho biết, trong năm 2016, Bộ Công Thương tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài. Theo đó, mức thuế đối với phôi thép tăng từ 10% lên 23,3% đối với phôi thép và từ 0-5% lên 14,2% đối với thép dài cũng đã tác động làm giá thép trong nước tăng trong một số giai đoạn.
Đối với nhóm hàng nông sản, giai đoạn đầu năm, hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sản lượng nhiều mặt hàng như mía, gạo… Bên cạnh đó, những tháng đầu năm, nhu cầu thu mua lợn thịt sang Trung Quốc tăng mạnh nên ảnh hưởng đến nguồn cung mặt hàng này trong nước. Tuy nhiên, từ cuối quý III, diễn biến thuận lợi, giá cả các mặt hàng này đã ổn định trở lại.
Đối với nhóm nhiên liệu, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu nhóm này vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu nên giá chịu ảnh hưởng lớn từ thế giới. Tuy nhiên, theo đánh giá, hiện giá trong nước đã bám sát với giá thế giới và có sự điều chỉnh hài hoà của Nhà nước.
Cần làm gì để đạt được mục tiêu 4% trong năm 2017?
Năm 2017, nghị quyết của Quốc hội đã đề ra mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%. Tuy nhiên, Báo cáo diễn biến thị trường giá cả năm 2016 của Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, năm 2017, chỉ số giá tiêu dùng bình quân sẽ chịu nhiều áp lực tăng từ giá thế giới, điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý và chính sách tiền tệ. Do đó, mục tiêu Quốc hội giao là khoảng 4% khó đạt được.
Liên quan tới chỉ số CPI, trước đó, tại Hội thảo “Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam năm 2016 và dự báo năm 2017" do Viện Kinh tế tài chính tổ chức ngày 29/12/2016, tham luận của TS. Lê Quốc Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại khi dự báo về CPI năm 2017 cho rằng, nếu tính CPI bình quân năm thì CPI có thể đạt 3,5%-4%.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp so sánh tháng 12/2007 với tháng 12/2016 thì mục tiêu CPI năm 2017 dưới 4% là không dễ đạt được. Theo TS. Phương, lý do là bởi giá hàng hóa thế giới có khả năng tăng (khi giá dầu thô đã tăng trên 5% sau khi các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC cắt giảm sản lượng trong tháng 12/2016); Giá dịch vụ y tế tiếp tục tăng theo lộ trình.
Bên cạnh đó, việc đồng USD tăng giá và mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 tương đối cao là 6,7% sẽ tạo sức ép lên lạm phát trong năm tới.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, PGS, TS. Ngô Trí Long dự báo, do giá cả trên thị trường quốc tế tuy phục hồi, nhưng chậm và cầu trong nước chưa tăng mạnh, nên CPI trong năm 2017 được dự báo tiếp tục duy trì ở mức như năm 2016.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia kinh tế này cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện được mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%/năm trong năm 2017 như Nghị quyết của Quốc hội đề ra, như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục điều hành, giữ ổn định lạm phát cơ bản dưới 2%; Kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá (điện, nước sạch, xăng dầu..); Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá, trong đó chú trọng hoàn thiện cơ chế quản lý và mức giá đối với các dịch vụ chuyển từ danh mục phí sang quản lý bằng cơ chế giá; Tiếp tục quản lý, điều hành giá các mặt hàng Nhà nước còn định giá, mặt hàng bình ổn giá (xăng dầu, điện, dịch vụ sự nghiệp công...) theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; Giám sát chặt chẽ kê khai giá của doanh nghiệp…
Trong khi đó, Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam do khối nghiên cứu của Ngân hàng HSBC mới công bố với thông điệp “Triển vọng thị trường Việt Nam: Nhiều lý do để phấn khởi” cho rằng, tại một quốc gia mà cách đây không lâu vẫn còn quay cuồng với mức lạm phát hai chữ số, bất kỳ sự gia tăng nào cũng không tránh khỏi gây ra những mối lo ngại.
Thực tế, tăng trưởng tín dụng mạnh cũng góp phần thúc đẩy lạm phát. Nhưng tình hình lạm phát tăng gần đây không diễn ra trên diện rộng và do chi phí chăm sóc sức khỏe và giáo dục tăng dẫn dắt.
“Trong bối cảnh lạm phát gần hơn với mức giới hạn trên 5% do Ngân hàng Nhà nước đề ra, lạm phát thực sự là một vấn đề cần phải lưu ý nhưng đó không thực sự là một mối lo ngại hoàn toàn”, HSBC lưu ý.
Từ những phân tích trên, HSBC dự báo, trong năm 2017, lạm phát của Việt
Tham khảo từ các nguồn:
1. Viện Kinh tế Tài chính – Học viện Tài chính (2016). Tài liệu Hội thảo “Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam năm 2016 và dự báo năm 2017", ngày 29/12/2016
3.http://dantri.com.vn/kinh-doanh/du-bao-cpi-nam-2017-kho-dat-muc-tieu-4-20170103100656233.htm
Bình luận