Các hoạt động của nền kinh tế đã tốt lên

Đánh giá khởi đầu năm 2016 khá khó khăn đối với VIệt Nam khi trận hạn hán tồi tệ nhất trong gần thập kỷ qua đã ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh tế, nhưng đến quý III, theo đánh giá của các chuyên gia HSBC, những ảnh hưởng của trận hạn lịch sử này bớt dần và tăng trưởng kinh tế từ từ hồi phục đạt mức tăng 6,6% so với năm trước.

Sản xuất công nghiệp đã bình thường lại, tương tự đối với việc làm và tiêu thụ ở mảng nông thôn. Những số liệu thường kỳ như sản xuất công nghiệp và chỉ số PMI ngành sản xuất cũng cho thấy đà tăng các hoạt động kinh tế cũng thực sự tồn tại trong quý IV.

Trong tháng 11, sản xuất công nghiệp đã tăng 7,4% so với mức 7% của tháng trước. Tăng trưởng hai con số ở ngành chế tạo sản xuất – hiện chiếm 75% tổng sản xuất công nghiệp - đã giúp bù đắp sự sụt giảm nhanh sản lượng của ngành khai thác mỏ và khai thác đá.

Đặc biệt, chỉ số PMI ngành sản xuất của Nikkei tháng 11 đã tăng đạt 54 điểm - mức cao nhất trong 18 tháng qua so với mức 51,7 điểm của tháng 10. Kết quả này có được là nhờ đơn đặt hàng mới tăng mạnh – mức tăng mạnh nhất trong 18 tháng và sản lượng nói chung phục hồi mạnh – mức tăng nhanh nhất trong vòng 16 tháng qua. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng với tốc độ nhanh nhất. Theo những doanh nghiệp tham gia khảo sát, nhu cầu khách hàng đã cải thiện ở cả trong lẫn ngoài nước.

Cùng với sự gia tăng lượng được đặt hàng, các doanh nghiệp cũng đã tuyển thêm nhiều nhân công và gia tăng hoạt động mua hàng. Nhân công ngành sản xuất hiện đều tăng trong mỗi tám tháng qua khiến triển vọng của ngành rất sáng sủa. Niềm tin của ngành sản xuất cũng được phản ánh trong nỗ lực của các doanh nghiệp để tích trữ hàng tồn kho, ở cả các hàng tiền sản xuất và thành phẩm.

Cho dù thách thức vẫn còn rất nhiều

Một vấn đề lo ngại chính trong vài tháng gần đây có thể là áp lực lạm phát quay lại. Trong tháng 11, lạm phát đã tăng từ 4,1% trong tháng 10 lên 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia HSBC, lạm phát tăng trong tháng này chủ yếu là do hai yếu tố đột xuất như chi phí giáo dục và chăm sóc sức khỏe cao hơn.

Thực tế, hai yếu tố này đã đóng góp 3,2 phần trăm điểm cho lạm phát toàn phần mà hiện đang chiếm hơn 70% việc tăng trong các loại giá.

Điều này ẩn ý rằng khi loại bỏ sự ảnh hưởng của những “yếu tố đột xuất”, lạm phát có vẻ trở nên nhẹ nhàng khiến những ai quan tâm thở phào nhẹ nhõm phần nào”, báo cáo nêu đánh giá.

Tăng trưởng tín dụng vẫn mạnh trong suốt năm qua. Vào tháng 9, tổng dư nơ tín dụng đã thay đổi chút ít so với tháng trước đó nhưng dù sao vẫn còn nằm ở mức 16,8% so với năm ngoái. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn nhiều hơn nợ tổng thể và điều này tiếp tục đặt ra những thách thức cho các nhà quản lý. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (tỷ lệ NPL) đã giảm dần khi Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam đã mua các tài sản yếu kém từ các ngân hàng.

Tuy nhiên những nguy cơ tín dụng tiềm ẩn và suy giảm vốn liên kết vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Chính vì vậy, việc giải quyết nợ xấu kéo dài cần có những trọng tâm chính sách đặc biệt và có thể thêm vào gánh nặng nợ công.

Phải đảm bảo việc điều điều tiết tăng trưởng nợ công

Đối với trường hợp Việt Nam, nợ công đang tăng lên không hẳn là một điều xấu: trong bối cảnh tăng trưởng mạnh, chắc chắn cần thiết phải tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian dài, có thể phải đảm bảo việc điều điều tiết tăng trưởng nợ.

Việc hiện đại hóa và tăng trưởng ngoạn mục của Việt Nam có được là nhờ sự gia tăng nhanh hơn về nợ công của quốc gia. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã được trích dẫn khi nói "nợ công trong năm năm qua đã tăng lên trung bình 18,4% và nhanh hơn gấp ba lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế ".

Theo Ủy ban Tài chính và Ngân sách, tất cả các chỉ số nợ công của Việt Nam, bao gồm cả tỷ lệ công nợ trên GDP, thu ngân sách, tỷ lệ dịch vụ nợ trên GDP, cũng như doanh thu của Chính phủ, tất cả được thiết lập để tiếp cận hoặc vượt quá ngưỡng an toàn của mình . Ví dụ, tỷ lệ dịch vụ nợ trên doanh thu Chính phủ đã đạt 27,4% trong năm 2015, vượt quá giới hạn cho phép chỉ ở mức 25%.

Trong bối cảnh này, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một nghị quyết Chính phủ tăng giới hạn trên của nợ Chính phủ lên 54% GDP so với mức 50% trước đây. Quốc hội cũng đã đặt mục tiêu doanh thu đạt 6.846 ngàn tỷ đồng (tương đương 306,51 tỷ USD) cho 5 năm tới, trong khi không thay đổi trần nợ công và nợ nước ngoài ở mức tương ứng 65% và 50% GDP.

Việc sửa đổi này xuất phát từ nguồn thu nhà nước đang giảm, đặc biệt là do giá dầu thô thấp. Thống kê chính thức cho thấy doanh thu từ dầu chiếm 30% ngân sách quốc gia Việt Nam trong năm 2005, 20% vào năm 2010, và chỉ 10% trong năm 2015.

Khi nền kinh tế tự thấy mình gần với các giới hạn luật định của các biện pháp khác nhau về nợ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết "tái cơ cấu" nợ công với sự giám sát chặt chẽ hơn các dự án được tài trợ bởi Bộ Tài chính để đảm bảo rằng những dự án này thật sự hiệu quả và được sử dụng đúng mục đích. Chính phủ cũng sẽ hạn chế việc cấp bảo lãnh vay vốn, và giám sát chặt chẽ các khoản nợ phát sinh do chính quyền tỉnh và thành phố.

Hơn nữa, Chính phủ cũng sẽ cố gắng giảm chi phí cho vay, điều chỉnh lại luật về ngân sách nhà nước và quản lý nợ công, và xem xét những chiến lược và chương trình để quản lý nợ công trong trung hạn.

Triển vọng sáng lạn

Tại một quốc gia mà cách đây không lâu vẫn còn quay cuồng với mức lạm phát hai chữ số, bất kỳ sự gia tăng nào cũng không tránh khỏi gây ra những mối lo ngại. Thực tế, tăng trưởng tín dụng mạnh cũng góp phần thúc đẩy lạm phát. Nhưng tình hình lạm phát tăng gần đây không có diễn ra trên diện rộng và do chi phí chăm sóc sức khỏe và giáo dục tăng dẫn dắt.

Trong bối cảnh lạm phát gần hơn với mức giới hạn trên 5% do Ngân hàng Nhà nước đề ra, lạm phát thực sự là một vấn đề cần phải lưu ý nhưng đó không thực sự là một mối lo ngại hoàn toàn.

Trong khi đó, lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa thoát khỏi vòng nguy hiểm. Nhờ vào Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam vốn chịu trách nhiệm cho việc mua lại các khoản nợ xấu từ các ngân hàng, tỷ lệ NPL đã được kéo xuống. Tuy nhiên, những rủi ro về tín dụng tiềm ẩn và suy giảm vốn liên quan vẫn còn đó với các ngân hàng.

Tuy nhiên, đà tăng những số liệu hoạt động dường như kéo dài trong những quý tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế trong thời gian gần đây, ngay cả khi các điều kiện kinh tế toàn cầu đã mờ nhạt, Việt Nam vẫn là một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Đáng khích lệ là Chính phủ đang đi đúng hướng trong việc cải cách tài chính công. Do đó, đây thực sự không phải là một câu hỏi liệu cải cách sẽ diễn ra hay không, chứ không phải là câu hỏi “sớm như thế nào"?

Cuối cùng, cải cách xung quanh tài chính công không chỉ bao gồm quản lý hiệu quả hơn các nguồn quỹ công và quản lý tốt hơn các khoản nợ, mà còn đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nhanh hơn.

“Với không gian tài chính của Việt Nam suy giảm và mức nợ công đang dần tiếp cận trần cho phép, nâng cao hiệu quả chi tiêu sẽ rất thật sự cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn”, các chuyên gia HSBC khuyến nghị./.

Việt Nam: Chỉ số kinh tế vĩ mô

2Q16

3Q16

4Q16f

1Q17f

2Q17f

3Q17f

4Q17f

1Q18f

2Q18f

GDP, % năm

5,6

6,6

7,1

6,3

6,4

6,7

6,8

6,4

6,6

CPI, % năm, cuối năm

2,2

2,8

3,0

4,4

4,8

4,4

4,6

4,4

4,7

Tỷ giá USD/VND

22300

21942

22400

22500

22600

22700

22800

22800

22800

Nguồn: CEIC, dự đoán của HSBC