Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ phát triển các KCN năm 2023
Nhà máy trong KCN Bá Thiện 2, tỉnh Vĩnh Phúc |
PV: Được biết 9 tháng đầu năm 2023, hoạt động quản lý nhà nước trong các KCN Vĩnh Phúc đã góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh trong các KCN Vĩnh Phúc chuyển biến tích cực. Xin ông cho biết Ban Quản lý các KCN Tỉnh tiếp tục triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước như thế nào trong những tháng còn lại của năm 2023?
Phó Trưởng ban Nguyễn Công Thắng: Năm 2023 đã đi qua hơn 2/3 chặng đường, Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc (Ban Quản lý) luôn phát huy cao vai trò, nhiệm vụ được UBND Tỉnh giao trong công tác quản lý nhà nước và phát triển các KCN trên địa bàn Tỉnh. Ban tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 880-QĐ/TU, ngày 23/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giao một số chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị; Chương trình hành động số 03/CTr-UBND, ngày 12/01/2023 của UBND Tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; Chương trình công tác số 05/CTr-UBND, ngày 31/3/2023 của UBND; Đề án của UBND Tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Công nhân làm việc trong Công ty TNHH Exedy Việt Nam, KCN Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc |
PV: Ông có thể cho biết cụ thể hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước và phát triển các KCN sẽ được Ban Quản lý triển khai thực hiện trong những tháng cuối năm 2023?
Phó Trưởng ban Nguyễn Công Thắng: Trong 3 tháng cuối năm 2023, Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc sẽ triển khai những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Dự kiến cấp mới/điều chỉnh tăng vốn cho 2-3 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 40-50 triệu USD; cấp mới/điều chỉnh tăng vốn cho 1-2 dự án DDI với tổng vốn đăng ký khoảng 100-200 tỷ đồng.
Để đạt được những kết quả trên, Ban Quản lý tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật KCN cho thu hút đầu tư trong và ngoài nước; hướng dẫn thủ tục về đầu tư, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư vào các KCN trên địa bàn Tỉnh.
3 tháng cuối năm dự kiến có thêm 4 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; vốn thực hiện của các dự án FDI đạt khoảng 60 triệu USD và các dự án đầu tư DDI đạt khoảng 400-500 tỷ đồng.
Tăng cường công tác quy hoạch, vận hành và phát triển các KCN, cụ thể:
(1) Phối hợp với các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan giải quyết các vấn đề có liên quan đến các KCN Lập Thạch I và Lập Thạch II, Chấn Hưng, Phúc Yên, Đồng Sóc.
(2) Phối hợp với các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan để đẩy nhanh tiến độ đối với các KCN đã đi vào hoạt động và đang bồi thường giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại của KCN bao gồm: KCN Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện II, Tam Dương II - khu A, Bá Thiện II; các KCN vừa có quyết định thành lập: KCN Sơn Lôi, Sông Lô I, Sông Lô II, Tam Dương I - khu vực 2; Thái Hòa - Liễn Sơn - Liên Hòa khu vực 2 (giai đoạn 1).
(3) Rà soát những khó khăn vướng mắc, nguyên nhân trong việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng các KCN trên địa bàn Tỉnh, để kịp thời tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án. Giám sát chặt chẽ các chủ đầu tư hạ tầng về năng lực và cam kết triển khai dự án, từ đó có biện pháp xử lý, kiên quyết thu hồi hoặc tìm kiếm nhà đầu tư mới đủ năng lực tiếp tục thực hiện dự án hoặc điều chỉnh quy hoạch giảm diện tích KCN.
(4) Rà soát toàn bộ hệ thống hạ tầng trong các KCN. Yêu cầu, đôn đốc, giám sát chủ đầu tư hạ tầng KCN thực hiện duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp và bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng trong KCN theo đúng quy hoạch được duyệt.
(5) Tiếp tục đề xuất cải tạo, nâng cấp, làm mới công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các KCN đồng bộ với kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, các khu vệ tinh như: khu dân cư, khu đô thị, khu thiết chế văn hóa, khu nhà ở công nhân…, để đảm bảo cho sự phát triển ngày càng bền vững góp phần cải thiện môi trường thu hút đầu tư, gắn kết các KCN trên địa bàn Tỉnh.
Quản lý chặt chẽ các dự án sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cụ thể: Giám sát hoạt động đầu tư và các cơ quan có liên quan trong hoạt động kiểm tra và giám sát hoạt động đầu tư của các dự án trong KCN theo quy định của pháp luật. Thường xuyên rà soát các dự án chậm triển khai, tạm ngừng hoạt động..., để thu hồi, chấm dứt hoạt động dự án, tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư mới. Thực hiện tốt công tác ủy quyền về lao động; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng quản lý nhà nước về lao động; triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghệp trong KCN làm cơ sở tham mưu, đề xuất với Tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, có hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; tăng cường các hoạt động gắn kết giữa cơ quan Nhà nước, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn lao động; hoàn thành việc số hoá cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực lao động trong KCN. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn để doanh nghiệp nắm rõ và thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động. Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong KCN theo kinh phí đã được giao; chú trọng công tác tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác bảo vệ môi trường trong các KCN. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đề xuất xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong KCN. Phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên ngành kiểm tra quản lý về công tác bảo vệ môi trường tại một số dự án đầu tư trong các KCN. Giám sát thúc đẩy việc xây dựng và vận hành nhà máy xử lý nước thải của các KCN....
Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh: Tiếp tục tiếp nhận, xử lý/phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tăng cường công tác hỗ trợ sau đầu tư nhằm hạn chế và phòng ngừa các tranh chấp đầu tư; ưu tiên tập trung hỗ trợ việc triển khai các dự án lớn. Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ như: Hỗ trợ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của Tỉnh; hỗ trợ qua điện thoại, đường dây nóng; hỗ trợ bằng văn bản hoặc email; hỗ trợ giải đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh; trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp khi đi khảo sát thực tế tại các KCN...
Triển khai các nội dung về chuyển đổi số; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý hành chính, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4, quản lý hoạt động của các dự án bằng phần mềm. Tiếp tục tạo lập, cấp tài khoản, cập nhật thông tin tài khoản, hỗ trợ các doanh nghiệp truy cập sử dụng thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo quy định Luật Đầu tư 2020./.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Ông!
Toàn cảnh KCN Thăng Long Vĩnh Phúc |
Bình luận