Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình: Nhìn lại một năm hoạt động thành công
Khu công nghiệp Khánh Phú, huyện Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình

Năm 2023, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình (Ban Quản lý) đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao vai trò, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cán bộ, công chức, viên chức Ban Quản lý. Kết quả đã thúc đẩy công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực (đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, lao động...) ngày càng được triển khai toàn diện và hiệu quả; cùng với đó là tinh thần đồng lòng, quyết tâm cao của các doanh nghiệp trong các KCN của Tỉnh đã cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn để duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Qua đó, đã giúp cho hoạt động đầu tư kinh doanh trong các KCN của Tỉnh đạt được những kết quả quan trọng, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thu hút và đưa vào vận hành khai thác nhiều dự án lớn, đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh Ninh Bình.

Những kết quả tích cực trong hoạt động đầu tư, kinh doanh

Mặc dù năm 2023 các KCN tỉnh Ninh Bình bị ảnh hưởng tương đối lớn do tác động tiêu cực của những bất ổn về kinh tế, chính trị trên thế giới đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với những cố gắng vượt bậc của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình và nhà đầu tư trong hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động đầu tư, kinh doanh nên công tác xúc tiến và thu hút đầu tư vào các KCN của Tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả khả quan.

Trong năm 2023, Ban đã cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án với tổng số vốn đầu tư là 20,7 triệu USD, tương đương 492,39 tỷ đồng (Dự án Thiết kế, sản xuất, xuất khẩu đồ thể thao chuyên dụng cao cấp của Công ty TNHH Santa Clara tại KCN Gián Khẩu; Dự án Nhà máy sản xuất công cụ, dụng cụ cao cấp Cibon Ninh Bình của nhà đầu tư CIBON Industrial Limited, Hong Kong tại KCN Khánh Phú); cấp 9 lượt điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó có 2 lượt điều chỉnh tăng vốn với tổng mức tăng là 346,013 tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng vốn vào các KCN tỉnh Ninh Bình trong năm 2023 là 838,403 t đồng; vốn thực hiện của các dự án đạt khoảng 1.830 t đồng.

Đến nay, tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực trong các KCN của Tỉnh là 122 dự án với tổng vốn đăng ký 65.385,7 tỷ đồng (2 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, 120 dự án đầu tư thứ cấp). Trong đó, có 33 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 635,66 triệu USD, tương đương 13.755,18 tỷ đồng.

Song song với hoạt động thu hút đầu tư, năm 2023 các doanh nghiệp trong các KCN Tỉnh vững vàng vượt qua khó khăn và đạt được các chỉ tiêu chủ yếu sau: Doanh thu của đạt trên 60.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt trên 1,4 tỷ USD, thu ngân sách trên 12.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 37.000 lao động.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình: Nhìn lại một năm hoạt động thành công
Công nhân đang làm việc tại Nhà máy ô tô Thành Công tai KCN Gián Khẩu, tỉnh Ninh Bình

Nâng cao vai trò, hiệu lực và hiệu quả hoạt động

Năm 2023, công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt được nhiều kết quả cao. Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Ban hành Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản, ý kiến chỉ đạo điều hành của UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND Tỉnh, Ban Quản lý tiếp tục triển khai hệ thống sổ sách theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản, ý kiến chỉ đạo của UBND Tỉnh và Chủ tịch UBND Tỉnh. Ngay từ đầu năm 2023, Ban đã xây dựng và ban hành Chương trình công tác năm với 141 nhiệm vụ trọng tâm và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh; chủ động, nghiêm túc thực hiện tốt Quy chế, đã hoàn thành 17/17 văn bản chỉ đạo điều hành được giao chủ trì. Từ đầu năm đến ngày 27/12/2023, Ban nhận khoảng 5.240 văn bản, phát hành khoảng 1.641 văn bản.

Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng được tích cực triển khai thực hiện hiệu quả. Trong năm, Ban đã rà soát, hoàn thiện quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đề xuất phương án quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn Tỉnh: Giữ nguyên 7 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 1499/TTg-KTN ngày 18/8/2014; bổ sung 4 KCN mới gồm: Phú Long, Yên Bình, Xích Thổ, Gián Khẩu II; nâng tổng số các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình lên 11 KCN, tổng diện tích đất dự kiến khoảng hơn 2.800 ha. Triển khai lập nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch phân khu xây dựng KCN Tam Điệp II, đang lựa chọn đơn vị tư vấn lập đồ án điều chỉnh, phấn đấu hoàn thành công tác lập, thẩm định, phê duyệt xong trong năm 2023. Đồng thời, triển khai nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch phân khu xây dựng KCN Phú Long.

Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ về cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trong các KCN trên địa bàn Tỉnh được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng quy trình, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý trật tự xây dựng trong địa bàn các KCN. Trong năm Ban đã cấp Giấy phép xây dựng cho 2 dự án, đó là nhà máy sản xuất phào khung tranh, phào trang trí nội thất của Công ty Cổ phần Thương mại & Phát triển xây dựng Toàn Phát tại KCN Phúc Sơn và dự án nhà máy chế biến gỗ ván dán Gluck của Công ty Cổ phần Quốc tế Gluck tại KCN Khánh Phú.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng được quản lý chặt chẽ, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Các thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế một cửa, bảo đảm đơn giản hóa thủ tục hành chính cho nhà đầu tư.

Về việc tiếp nhận, xác nhận, hướng dẫn, thông báo khởi công của các chủ đầu tư được triển khai thực hiện đúng quy trình. Trong năm 2023, Ban Quản lý đã chủ động hướng dẫn 3 nhà đầu tư (Công ty Sunrise Leather International Limited, Công ty cổ phần hữu cơ Ninh Bình, Công ty Cổ phần Thương mại & Phát triển xây dựng Toàn Phát) thực hiện việc thông báo khởi công dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Công tác kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện đúng quy định của pháp luật: Ban thường xuyên kiểm tra định kỳ 2 lần/tháng đối với mỗi dự án, kết hợp kiểm tra đột xuất đối với mọi hoạt động có liên quan đến xây dựng công trình trong KCN; qua đó kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Mặt khác, công tác xây dựng hạ tầng các KCN được tăng cường đẩy mạnh và giải ngân đúng tiến độ. Các chủ đầu tư hạ tầng KCN đã cố gắng nỗ lực, dồn sức tập trung các nguồn lực để đẩy nhanh quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình thiết yếu trong các KCN, đảm bảo các điều kiện phục vụ nhà đầu tư thứ cấp triển khai thực hiện dự án.

Đến nay số dự án đã đi vào hoạt động trong các KCN Tỉnh là 102 dự án (chiếm tỷ lệ 83,6% tổng số dự án), số dự án đang xây dựng là 7 dự án (chiếm tỷ lệ 5,7% tổng số dự án), số dự án thuộc diện chậm tiến độ là 13 dự án (chiếm tỷ lệ 10,7% tổng số dự án).

Công tác quản lý hạ tầng tại các KCN được quan tâm chăm sóc, duy tu bảo dưỡng thường xuyên, đáp ứng đầy đủ yêu cầu sản xuất kinh doanh chất lượng cao, mang lại nhiều giá trị kinh tế và tinh thần cho các nhà đầu tư trong KCN.

Công tác quản lý dự án, giám sát đầu tư được coi là nhiệm vụ thường trực của Ban Quản lý. Theo đó, Ban thực hiện nghiêm việc rà soát các dự án đầu tư trong KCN phục vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách năm 2023; tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành năm 2023 của Tỉnh. Đồng thời, tập trung kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Cùng với đó, công tác giám sát đầu tư được thực hiện nghiêm, đúng quy trình. Ban thành lập Đoàn giám sát, ban hành Kế hoạch giám sát đầu tư đánh giá các dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong các KCN năm 2023. Đến nay, Đoàn đã hoàn thành giám sát 42 dự án; tích cực đôn đốc các dự án đầu tư có thời gian hoàn thành trong năm 2023 đẩy nhanh tiến độ thực hiện, yêu cầu chủ dự án cam kết thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được chấp thuận.

Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư luôn được Ban Quản lý xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần quan tâm đẩy mạnh. Trong năm 2023, Ban đã xây dựng Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 313/QĐ-UBND ngày 05/05/2023 của UBND Tỉnh về việc ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Bình năm 2023; Ban hành Kế hoạch xây dựng, phát triển và quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình: Nhìn lại một năm hoạt động thành công
Công nhân đang lắp ráp ô tô tại Nhà máy ô tô Thành Công trong KCN Gián Khẩu, tỉnh Ninh Bình

Đối với công tác quản lý doanh nghiệp luôn được Ban Quản lý quan tâm chú trọng. Ban thường xuyên làm việc với các doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư. Trong năm 2023, Ban đã giải quyết các tồn tại, vướng mắc đối với các dự án đầu tư tại KCN Phúc Sơn, các dự án đang dừng hoạt động, các dự án chậm tiến độ… Các doanh nghiệp trong các KCN đang hoạt động tương đối ổn định và hiệu quả; đồng thời làm việc, hỗ trợ Tập đoàn VSIP, Tập Đoàn Phúc Lộc tìm hiểu cơ hội đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tam Điệp II; hỗ trợ Công ty Cổ phần Tập đoàn N&G thực hiện khảo sát tại một số vị trí để đầu tư các KCN chuyên ngành, thu hút các dự án thuộc lĩnh vực chip điện tử; làm việc, hỗ trợ Tổng công ty IDICO và một số tập đoàn khác tìm hiểu cơ hội đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phú Long.

Tình hình quản lý lao động tiếp tục được theo dõi chặt chẽ, nhất là quản lý lao động nước ngoài. Hiện nay tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp KCN là 36.659 người (trong đó lao động Việt Nam là 36.385 người, lao động nước ngoài là 301 ngườ)i. Một số hoạt động cụ thể: (1) Cấp mới Giấy phép lao động cho 111 người; cấp lại Giấy phép lao động cho 14 người; gia hạn Giấy phép lao động cho 45 người; xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động cho 24 người; nhận lại giấy phép lao động của 59 người lao động nước ngoài tại 18 doanh nghiệp; (2) Thẩm định, trình UBND Tỉnh chấp thuận và ban hành thông báo chấp thuận nhu cầu, thay đổi nhu cầu lao động nước ngoài và làm thông báo chấp thuận gửi 32 doanh nghiệp với tổng số 244 người tại 5 KCN; tiếp nhận Nội quy lao động: 17 doanh nghiệp; (3) Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết 2 vụ ngừng việc tập thể; (4) Hỗ trợ tuyển dụng 1.543 người lao động cho các doanh nghiệp trong KCN; (5) Vận động các doanh nghiệp trong KCN ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội” tỉnh Ninh Bình. Tính đến ngày 12/9/2023 có 26 doanh nghiệp tại 5 KCN đã ủng hỗ Quỹ đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội với số tiền 2.456.170.000 đồng.

Công tác quản lý môi trường được Ban Quản lý đôn đốc, theo dõi và phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra thường xuyên tại các doanh nghiệp KCN (chủ yếu trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường), có chế độ phạt nghiêm đối với các doanh nghiệp vi phạm công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo các doanh nghiệp KCN chấp hành đúng các quy định của pháp luật về môi trường.

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh. Năm 2023, Ban Quản lý thực hiện triệt để việc gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ trên môi trường mạng đúng theo hướng dẫn. Hiện nay Ban có 30 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, trong đó danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình là 30 thủ tục hành chính đạt 100% số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban. Ban đã cập nhật thông tin, dữ liệu các thủ tục hành chính vào Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử Tỉnh theo đúng quy định; thực hiện niêm yết, công khai thủ tục hành chính trên Trang thông tin điện tử của Ban; thủ tục hành chính liên thông giải quyết với UBND Tỉnh trên cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của Tỉnh. Tổng hợp kết quả Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tính đến nay, số lượng hồ sơ đã giải quyết: 323 (đạt 100%). Mặt khác, Ban đã xây dựng Kế hoạch duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 năm 2023; thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan như: Sử dụng mạng internet, mạng Lan, sử dụng trang thông tin điện tử: http: izaninhbinh.gov.vn; sử dụng hệ thống thư điện tử, trang bị phần mềm và chuyển văn bản điện tử qua phầm mềm Ioffice, sử dụng và quản lý khóa bí mật (USB token) của chữ ký số cơ quan và chữ ký số cá nhân, trong quá trình phát hành văn bản.

Công tác thi đua trong doanh nghiệp được quan tâm chú trọng với các hoạt động triển khai thiết thực của Khối thi đua các doanh nghiệp (ban hành Quy chế hoạt động, kế hoạch hoạt động, tổ chức sơ kết thi đua theo đúng kế hoạch, duy trì thường xuyên hoạt động của Khối đạt hiệu quả cao).

Công tác an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ trong các KCN luôn được duy trì liên tục, thường xuyên. Ban luôn tích cực phối hợp với các địa phương, các ngành chức năng, đặc biệt là đồn công an tại các KCN đảm bảo công tác an ninh, trật tự, an toàn xã hội PCCN trong các KCN. Phối hợp xử lý các trường hợp chợ cóc, chợ tạm ở cổng KCN Phúc Sơn, Gián Khẩu, bán hàng rong không đúng nơi quy định. Phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và thực hành diễn tập công tác Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các doanh nghiệp trong KCN. Yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường các biện pháp giáo dục người lao động về chấp hành các quy định của pháp luật, không đánh bạc, không trộm cắp tài sản, không vi phạm luật giao thông…

Bên cạnh đó, một số công tác khác như: Công tác công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, đảng, đoàn tiếp tục triển được triển khai có hiệu quả, đảm bảo đúng nguyên tắc, thường xuyên, phát huy cao vai trò của các tổ chức chính trị trong cơ quan, đơn vị.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình: Nhìn lại một năm hoạt động thành công
Đoàn công tác của dự án KCN sinh thái thăm quan đường ống dẫn khí của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình được chuyển về từ nguồn khí thải ra của nhà máy đạm Ninh Bình.

Tiếp tục phát huy cao vai trò quản lý nhà nước, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển các KCN

Theo nhận định của lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình, năm 2024 dự báo kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục phục hồi nhưng còn khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với những kết quả mà Ban Quản lý đã triển khai thực hiện hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước năm 2023; trong đó đã triển khai thành công các giải pháp tổng thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ tiếp tục là nền tảng quan trọng để thúc đẩy kinh tế Ninh Bình khôi phục và phát triển trong năm 2024. Đặc biệt, Ban Quản lý tin tưởng với sự đồng thuận trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ của toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động Ban Quản lý; sự quyết tâm đồng lòng, khắc phục mọi khó khăn của các doanh nghiệp trong các KCN chính là động lực cho sự phát triển của các KCN trong năm tới. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế, xã hội trong các KCN năm 2024 đó là:

Phục hồi phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong các KCN, tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế của Tỉnh; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất; đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; hoàn thiện quy hoạch và xây dựng hạ tầng các KCN; tạo mặt bằng sạch để thu hút đầu tư các dự án theo định hướng thu hút đầu tư. Chủ động trong phòng chống thiên tai, bão lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường trong các KCN. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, tiếp tục đổi mới toàn diện cả về phương thức và cách thức hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư; củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, ổn định đời sống và việc làm cho công nhân trong các KCN.

Ban Quản lý phấn đấu các KCN của Tỉnh đạt được các chỉ tiêu quan trọng như sau: Doanh thu đạt trên 62.100 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 1,84 tỷ USD.; thu ngân sách đạt trên 13.270 tỷ đồng; duy trì việc làm cho trên 39.000 lao động.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình: Nhìn lại một năm hoạt động thành công
Đoàn công tác của dự án KCN sinh thái thăm quan đường ống dẫn khí của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình được chuyển về từ nguồn khí thải ra của nhà máy đạm Ninh Bình trong KCN Khánh Phú

Để hoàn thành toàn diện những mục tiêu, chỉ tiêu trên, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024 Ban phải triển khai thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tăng cường công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng hạ tầng các KCN

Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các KCN; tổ chức công bố công khai các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh, qua đó tăng tính minh bạch, góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Trong năm 2024, Ban Quản lý sẽ tham mưu cho UBND Tỉnh cho tổ chức lập quy hoạch xây dựng các KCN: Gián Khẩu II, Kim Sơn, Yên Bình. Trong đó, KCN Gián Khẩu II sẽ được định hướng phát triển theo loại hình KCN- đô thị - dịch vụ. Các KCN được phê duyệt quy hoạch xây dựng sẽ là căn cứ thu hút các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN cũng như các dự án thứ cấp vào tỉnh Ninh Bình, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho địa phương.

Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng và phát huy hiệu quả các KCN theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, hoàn thiện quy hoạch và đẩy mạnh thu hút đầu tư hạ tầng các KCN, nhất là KCN Tam Điệp II, KCN đô thị - dịch vụ Phú Long; thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch… của các nhà đầu tư chiến lược để tạo ra sản phẩm công nghiệp mới có đóng góp lớn vào tăng trưởng và thu ngân sách.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN bằng nguồn vốn ngân sách (dự án cải tạo, sửa chữa, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng KCN Khánh Phú, Tam Điệp I; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu nhà ở và dịch vụ công nhân KCN Gián Khẩu; khu 35ha mở rộng KCN Gián Khẩu...). Trong đó, tập trung triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng khu mở rộng 35 ha KCN Gián Khẩu theo quy định để tiếp tục thu hút các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, logistic... để từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ngành sản xuất ô tô tại Ninh Bình hướng tới xuất khẩu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; vận hành, quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng các KCN trên địa bàn Tỉnh theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Hai là, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quản lý đầu tư, quản lý doanh nghiệp

Bám sát chương trình thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình, các Chỉ thị, Nghị quyết về việc hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh để xúc tiến thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế cao, giá trị gia tăng cao.

Phối hợp, đôn đốc các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới để thúc đẩy xuất khẩu.

Nâng cao giá trị gia tăng trong việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực, trên cơ sở phát huy tối đa công suất hiện có của các nhà máy; thường xuyên rà soát, nắm bắt thông tin, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực của Tỉnh, có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách; đảm bảo giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính theo cơ chế "Một cửa, tại chỗ"; với phương châm “Chính quyền đồng hành, cầu thị, lắng nghe, tháo gỡ một cách thực chất các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp”.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất kém hiệu quả, kiên quyết thu hồi các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng triển khai chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư; tập trung kiểm tra, đôn đốc các dự án dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2024 nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các dự án đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, khẩn trương đưa vào sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tập trung vào việc đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư và sản xuất kinh doanh trong các KCN.

Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, PCCC đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ, an ninh - trật tự tại các doanh nghiệp KCN.

Tăng cường công tác bảo vệ môi trường KCN, đôn đốc nhà đầu tư hoàn hiện các thủ tục pháp lý và thực hiện đúng các cam kết về môi trường; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng các quy định của pháp luật. Tập trung hoàn thiện và nâng cao năng lực vận hành nhà máy xử lý nước thải các KCN, đảm bảo các quy định môi trường./.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình: Nhìn lại một năm hoạt động thành công
Lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn công tác của dự án KCN sinh thái tại Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình trong KCN Khánh Phú