Hai xu thế mới hậu Covid-19

Ảnh: KCN An Phát Complex (Hải Dương)

Làn sóng ngầm chuyển dịch sản xuất của các doanh nghiệp lớn trên thế giới sang các nước Đông Nam Á đã diễn ra nhiều năm qua. Tuy nhiên, lần đầu tiên sau nhiều năm trở lại đây, một đại dịch đã có tác động lớn đến nền kinh tế trên toàn cầu, thôi thúc các doanh nghiệp khẩn trương đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đẩy mạnh chuyển dịch sản xuất. Nhờ đó, bất động sản công nghiệp tìm thấy những cơ hội để bứt phá mạnh mẽ.

Cùng với đó, trong giai đoạn nền kinh tế tìm hướng đi phát triển bền vững, yếu tố bảo vệ môi trường được quan tâm hàng đầu, sự phát triển của bất động sản công nghiệp sẽ có hướng đi hoàn toàn mới hậu Covid-19.

Xu hướng thứ nhất đó là hình thành những khu công nghiệp (KCN) tổ hợp công nghệ cao, tuần hoàn có khả năng cung ứng hỗ trợ lẫn nhau. Tháng 8/2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã tạo tiền đề cho việc xuất khẩu sản phẩm có giá trị cao như thiết bị công nghệ, điện tử, ô tô… Điều đó cũng kéo theo làn sóng vốn ngoại đổ bộ vào lĩnh vực sản xuất. Mới đây, nhiều tập đoàn đa quốc gia như Microsoft, Google, Panasonic, Sharp, Foxconn cũng đã quyết định chuyển một phần sản xuất sang Việt Nam. Do đó, xây dựng mô hình KCN công nghệ cao được định hình là hướng đi tất yếu của bất động sản công nghiệp Việt Nam.

Xu thế nổi bật thứ hai đó là phát triển KCN xanh.

Ngoài việc đảm bảo chất lượng hoạt động trong các khu vực cho thuê nhà xưởng, chính quyền, chủ đầu tư và doanh nghiệp cũng ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và coi đây là chìa khóa trong thu hút dòng vốn FDI. Bài toán được đặt ra là làm sao phát triển KCN vừa hiện đại, lại hòa hợp với thiên nhiên, giảm thiểu tối đa sự tác động đến môi trường.

Thực tế, không chỉ tại TP. Hồ Chí Minh, mới đây tại thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương…, thông tin về hàng loạt KCN mới ra đời, mở rộng KCN hiện hữu lần lượt xuất hiện.Trong đó, Hải Dương là một trong những tỉnh tiên phong trong xu thế phát triển KCN công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Hải Dương - điểm đến hấp dẫn của các dự án đầu tư KCN

Ảnh: Dây chuyền sản xuất của một doanh nghiệp FDI tại KCN An Phát Complex (Hải Dương).

Nằm ở khu vực trung độ của các hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng theo tuyến quốc lộ 5 và Hà Nội –Quảng Ninh theo quốc lộ 18, Hải Dương kết hợp với Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tam giác trọng điểm kinh tế khu vực phía Đông vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Những năm gần đây, Hải Dương nổi lên là điểm đến mới cho các doanh nghiệp FDI tìm kiếm cơ hội dịch chuyển sản xuất nhờ vị trí địa lý đắc địa, nguồn lao động dồi dào, chính sách thu hút nhà đầu tư rộng mở, môi trường đầu tư minh bạch. Với mục tiêu xây dựng mạng lưới các ngành công nghiệp hỗ trợ lẫn nhau, Hải Dương cũng định vị là tỉnh phát triển mô hình KCN xanh, công nghệ cao.

Một trong những mô hình thành công trong việc xây dựng hình thái KCN xanh công nghệ cao tại tỉnh Hải Dương là Công ty TNHH Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát (An Phát Complex) - thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings với 02 dự án KCN mang tên An Phát Complex và Quốc Tuấn - An Bình.

Ảnh: Phối cảnh tổng thể KCN Quốc Tuấn An Bình

Điểm khác biệt của hai dự án này không chỉ là nhà xưởng, công nghệ mà còn là những tiện ích, dịch vụ đi kèm theo cơ chế một cửa: one-stop services hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện về các lĩnh vực: Tài chính, tiếp cận nguồn vốn, nguồn nhân lực, thủ tục đăng ký kinh doanh, khai báo hải quan, dịch vụ vận tải…

Với mục tiêu tạo dựng hệ sinh thái xanh, An Phát Complex cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải cũng như phòng chống cháy nổ theo Quy chuẩn Việt Nam.

Chỉ sau gần 2 năm đi vào hoạt động, An Phát Complex trở thành địa điểm đặt cơ sở sản xuất của nhiều doanh nghiệp FDI với tỷ lệ cho thuê lên đến 70%, góp phần tạo nên thành công của các công ty này trong quá trình chuyển dịch sản xuất. Điển hình có thể kể đến Công ty TNHH Sản phẩm giấy LEO Việt Nam - một trong những công ty đầu tiên đặt cơ sở sản xuất tại An Phát Complex. Kể từ khi bắt đầu đầu tư (năm 2018), LEO đã liên tục mở rộng sản xuất, hoàn thiện hệ thống nhà xưởng, tăng công suất và nhân công. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid diễn ra, hệ thống sản xuất của LEO vẫn theo đúng kế hoạch và gặt hái thành công.

Cùng với đó, dự án KCN Quốc Tuấn- An Bình với 180 ha trong giai đoạn 1, dự kiến thu hút từ 50-70 nhà máy đặt cơ sở sản xuất và kỳ vọng giải quyết việc làm cho 12.000 lao động. Hiện tại, dự án đang được gấp rút triển khai, vừa giải phóng mặt bằng, vừa kêu gọi thu hút đầu tư để lấp đầy KCN trong thời gian sớm nhất.

An Phát Complex đã và đang giữ vững mục tiêu của mình là cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện để các khách hàng “An tâm đầu tư, Phát triển bền vững.”./.