Biểu giá điện hiện nay không đủ cao để hấp dẫn đầu tư
Nhận định nói trên được ông Franz Genner, Trưởng nhóm chuyên gia Năng lượng, Ngân hàng Thế giới thẳng thắn trao đổi tại tọa đàm “Cung ứng điện giai đoạn 2016-2020: Nguy cơ thiếu điện và giải pháp” do báo Điện tử Dân trí tổ chức sáng nay (15/11/2016).
Toàn cảnh buổi Tọa đàm
Mỗi năm Việt
Trong những năm qua, nhờ có đầu tư lớn, liên tục và đa dạng từ nguồn vốn đầu tư nhà nước qua các tập đoàn, lớn nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các Tập đoàn Than Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí và nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, hệ thống nguồn điện Việt Nam đã không ngừng được phát triển, hiện đã đạt gần 39.000 MW, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho nền kinh tế và sinh hoạt của người dân.
Tuy nhiên, trong 5 năm tới đây (2016-2020), khả năng đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và mức tiêu thụ điện sinh hoạt của người dân cũng gia tăng rất mạnh, nhu cầu, khối lượng dự án đầu tư phát triển nguồn điện rất lớn là một thách thức lớn đòi hỏi một nguồn lực đầu tư khổng lồ và nguồn lực tài chính vô cùng lớn để thực hiện.
Làm rõ vấn đề này, ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 18/03/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 428/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030. Với quy hoạch này, đến năm 2020, tổng công suất của các nhà máy điện phải đạt 60.000 MW, nghĩa là trong 5 năm 2016-2020, cần đưa vào thêm 21.650 MW. Tính ra phải có 1.800 MW là từ BOT, số còn lại phải giao cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước.
Theo ước tính của Viện Năng lượng, số tiền đầu tư trong 5 năm của các nhà máy điện từ nay đến năm 2020 là gần 30 tỷ USD. Đó là chưa kể việc xây dựng các nhà máy điện, hệ thống lưới điện truyền tải. Tổng số tiền cần đầu tư trong giai đoạn này là 40 tỷ USD. Tức mỗi năm gần 7,9 tỷ USD. Với số tiền này khi làm quy hoạch VII, các chuyên gia tính toán đủ để cung ứng điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, việc dự phòng thấp nên phải đòi hỏi người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm. Để giảm đầu tư vào lưới điện, giảm rủi ro mất cân bằng cung cầu nhưng vẫn đòi hỏi ngành điện đầu tư đủ cho nhu cầu điện.
Đồng quan điểm, ông Franz Genner, Trưởng nhóm chuyên gia Năng lượng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng cho biết, mỗi năm Việt Nam cần 5 tỷ USD để truyền tải và phát điện, hy vọng thu hút được 70% từ tư nhân.
“Với giá điện hiện nay để thu hút được như vậy khá là khó. Trong quá khứ, nguồn đầu tư 1/3 dựa vào ODA. Với số lượng, mức độ phát triển như hiện nay chúng ta phải nghĩ tới hữu hạn từ vốn tài trợ, do đó, nguồn đầu tư 1/3 từ ODA cũng cần phải xem xét”, ông Franz cho hay.
Phải tính tới cân bằng năng lượng trên cơ sở giá điện
Theo PGS, TS. Trần Đình Thiên, chúng ta đang đối mặt với nhiều vấn đề gay gắt, như: đầu tư rất lớn, khả năng cung ứng vốn ít và còn hàng loạt vấn đề khác đặc biệt là vấn đề môi trường và hiệu quả.
“Tôi nghĩ rằng, bàn đến vấn đề điện phải bàn đến vấn đề cung điện, nhưng cung như thế nào, cung cho cái gì? thiếu hay thừa, có vấn đề gì về ô nhiễm?... mà chỉ có 1 mình ông EVN đứng ra cáng đáng thì rất khó. Thiếu điện còn do dùng điện chứ không chỉ do cung cấp điện. Cho nên tôi cho rằng, cần phải thấy mức độ gay gắt của vấn đề để xét cả 2 chiều”, ông Thiên nói.
Vị chuyên gia kinh tế cũng đề xuất: “Cần phải thay đổi tiếp cận, nền kinh tế này nên tính thế nào để tiêu dùng năng lượng. Cứ làm xi măng, làm thép, đủ các loại doanh nghiệp sử dụng năng lượng tốn kém? Tư duy đó phải thay đổi và phải là trọng tâm để thay đổi mô hình tăng trưởng, nếu không thì không trời đất nào chịu được”.
“Giá năng lượng cũng ảnh hưởng tới tiêu dùng năng lượng. Phải tính tới cân bằng năng lượng trên cơ sở giá điện, không nương theo dư luận xã hội. Nếu không tính tới lợi ích tổng thể, muốn nhiều điện lại muốn giá điện rẻ. Điểm này cũng quyết định có thu hút được vốn vào ngành điện hay không?”, ông Thiên nói.
Ông Franz Genner cũng đồng tình về giải pháp như TS. Thiên đề cập, về phía cầu, tiêu thụ năng lượng là giải pháp rất quan trọng và ít tốn kém nhất để chúng ta có thể tránh được những đợt tăng giá điện mới. Theo như ước tính Việt
Về phía cung, trước đây, Việt
Như vậy, điều này có liên quan tới biểu giá điện. Biểu giá điện hiện nay không đủ cao để hấp dẫn đầu tư trong tương lai.
Vị đại diện đến từ WB cũng cho biết, về quy hoạch hệ thống điện, Việt
Ông Franz cũng chỉ ra thách thức nữa là các nhà máy nhiệt điện phải dựa vào nguồn than nhập khẩu do đó việc phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời rất quan trọng. Nếu không phát triển điện mặt trời thì có nghĩa là cần thêm than. Và điều này lại quay lại vấn đề về giá điện, chi phí giá điện.
“Với giá 7,6 cent/KWh hiện nay, khó thu hút đầu tư vào ngành điện. Ước tính giá điện 7,6 cent/KWh này đủ để đáp ứng chi phí vận hành, bảo trì của EVN”, ông Franz nêu.
Cũng theo ông Franz, nếu quan tâm tới biểu giá điện đầy đủ, tới năm 2030 phải tăng giá điện thêm 40%. Nếu không làm điều đó thì cần sự trợ giúp rất nhiều từ nhà tài trợ, doanh nghiệp, nếu không sẽ không đủ tài chính cho các dự án điện.
Ông Franz cũng chia sẻ quan điểm, trên thực tế tác động của việc tăng giá điện không nhiều như chúng ta cảm thấy.
“Chúng tôi đã có phân tích về việc tăng giá điện với hộ nghèo, vùng sâu và với biểu giá bậc thang, sự hỗ trợ từ Nhà nước sẽ không phải là vấn đề nếu tăng giá điện. Và với các cơ quan phát triển, với những gia đình sử dụng hơn 10% để trả tiền điện. Chúng tôi dự kiến với mức tăng dự kiến thì hộ gia đình sẽ phải trả 4%-5% thu nhập cho tiền điện”, ông Franz nói.
Cũng theo ông Trần Đình Thiên, chúng ta cần phải tư duy lại về giá điện. Đây là cơ chế định giá. Cơ chế chúng ta có vấn đề, cứ nới lên nới lên. Câu chuyện là tiếp cận thị trường, cơ chế theo thị trường. Lương cũng thế chưa tăng đã lạc hậu rồi. Giá cả là hệ thống tương đối đồng bộ.
“Tiếp cận về giá phải theo giá bậc thang, theo thị trường, không thể phản ứng theo dân tuý, thấy phản đối là nhấp nhổm”, vị chuyên gia kinh tế cho biết./
Bình luận