Nguyễn Trường An

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Tóm tắt

Trong điều kiện hội nhập quốc tế cạnh tranh gay gắt và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật như hiện nay, năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế. Nâng cao NSLĐ là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến NSLĐ của Việt Nam. Kết quả chỉ ra 7 yếu tố tác động đến NSLĐ của Việt Nam là: Nhu cầu tiêu dùng xã hội; Tiền lương và phúc lợi; Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Vốn đầu tư; Lao động; Công nghệ; Thể chế, chính sách kinh tế của Nhà nước. Trong đó, Thể chế, chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động mạnh nhất đến NSLĐ Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao NSLĐ của Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: năng suất lao động, yếu tố ảnh hưởng, Việt Nam

Summary

In the current conditions of fierce international integration and the strong development of science and technology, labor productivity is a factor that has a decisive influence on the competitiveness of enterprises and the whole economy. Improving labor productivity is a crucial factor in improving national competitiveness. This article analyzes the impact of these factors on Vietnam’s labor productivity. The results show 7 factors affecting Vietnam’s labor productivity: Social consumption needs; Salary and benefits; Economic restructuring; Investment capital; Labor; Technology; and State institutions and Economic policies. Among these factors, State Institutions and Economic policies have the strongest impact on Vietnam’s labor productivity. From the research results, the author suggests some policy implications for improving Vietnam’s labor productivity in the coming time.

Keywords: labor productivity, influencing factors, Vietnam

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV và năm 2023 của Tổng cục Thống kê, NSLĐ của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022). Theo giá so sánh, NSLĐ tăng 3,65% cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022. Mặc dù vậy, nhưng NSLĐ mỗi giờ của Việt Nam vẫn thuộc hàng thấp nhất châu Á. Đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Tính theo sức mua tương đương (PPP) 2017, NSLĐ của Việt Nam chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản; 33,1% của Malaysia; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của Indonesia và bằng 86,5% NSLĐ của Philippines. So với khu vực Đông Nam Á, NSLĐ của Việt Nam trong chỉ cao hơn Campuchia (gấp 2,4 lần); Myanmar (1,6 lần); Lào (gấp 1,2 lần). Điều này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ. Đây là cơ sở để đưa ra những gợi ý chính sách trong việc nâng cao NSLĐ của Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Theo OECD (2001), NSLĐ được đo lường bằng lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên một đơn vị lao động tham gia vào hoạt động sản xuất. NSLĐ có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và các nhà kinh tế cũng khuyên các quốc gia kém phát triển nên tập trung vào việc cải thiện chất lượng lực lượng lao động.

Nghiên cứu của R.D. Banker và cộng sự (2018), P.M. Lan và cộng sự (2018) đều cho rằng, công nghệ đóng vai trò quan trọng, quyết định dẫn đến sự biến động năng suất và NSLĐ đã tăng đáng kể sau khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào sản xuất.

Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) cho thấy, NSLĐ ở Việt Nam có sự thay đổi nhờ sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trình độ lao động thấp của Việt Nam là nhân tố cản trở tác động tích cực của nguồn vốn FDI với NSLĐ. Cấp độ doanh nghiệp trình độ lao động thấp sẽ hạn chế khả năng tiếp thu chuyển giao công nghệ.

P.T.B. Ngoc và N.H.V. Phuoc (2017) khẳng định, chi phí trả cho lao động là yếu tố quyết định đến năng suất của người lao động. Z. Darvas (2012) cũng cho rằng, năng suất của người lao động suy giảm ở những khu vực có mức lương thấp.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về NSLĐ với cách tiếp cận đa dạng, nhưng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ chưa mang tính hệ thống. Kế thừa nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất những yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ của Việt Nam gồm: (1) Nhu cầu tiêu dùng xã hội; (2) Tiền lương và phúc lợi; (3) Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (4) Vốn đầu tư; (5) Lao động; (6) Công nghệ; (7) Thể chế, chính sách kinh tế của Nhà nước. Mô hình nghiên cứu được trình bày tại Hình.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất

Mô hình nghiên cứu được cụ thể hóa qua 7 giả thuyết nghiên cứu sau:

H1: Nhu cầu tiêu dùng xã hội có ảnh hưởng thuận chiều đến NSLĐ.

H2: Tiền lương và phúc lợi có ảnh hưởng thuận chiều đến NSLĐ.

H3: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng thuận chiều đến NSLĐ.

H4: Vốn đầu tư có ảnh hưởng thuận chiều đến NSLĐ.

H5: Lao động có ảnh hưởng thuận chiều đến NSLĐ.

H6: Công nghệ có ảnh hưởng thuận chiều đến NSLĐ.

H7: Thể chế, chính sách kinh tế của Nhà nước có ảnh hưởng thuận chiều đến NSLĐ

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước định tính và định lượng. Đối tượng khảo sát cho nghiên cứu định tính là các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế. Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 chuyên gia nhằm bổ sung và điều chỉnh các thang đo cho dễ hiểu và phù hợp với khách thể nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính giúp hình thành bảng câu hỏi định lượng gồm 30 quan sát, trong đó có 7 biến độc lập là TD, TL, CC, CS, LD, VT, CN và 1 biến phụ thuộc là NSLĐ.

Từ kết quả phỏng vấn chuyên gia, các biến quan sát được xây dựng trên thang đo Likert 5 điểm để đo lường mức độ ảnh hưởng. Theo J.F. Hair và cộng sự (1998), quy tắc thông thường kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 100, mẫu nhỏ nhất phải có tỷ lệ mong muốn và n = 5 × k, trong đó k là số lượng các biến quan sát tương đương với số lượng câu hỏi nghiên cứu. Nghiên cứu này có 22 quan sát, do đó cỡ mẫu tối thiểu là 22 × 5 = 110. Nhằm đảm bảo tính đại diện cho nghiên cứu, tác giả gửi 200 bảng hỏi tới đối tượng khảo sát là các cán bộ cấp quản lý và công nhân viên trong các doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh nước ngoài trên cả nước. Thời gian khảo sát được diễn ra từ ngày 10/12/2023 đến ngày 25/3/2024. Kết quả thu về 168 bảng hỏi. Qua sàng lọc có 126 bảng câu hỏi hợp lệ. Dữ liệu điều tra được phân tích bằng phần mềm SPSS 20 để phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy để ước lượng tác động của các yếu tố đến NSLĐ của Việt Nam.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kiểm định thang đo

Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều có giá trị trên 0,60 nên có thể sử dụng được. Xem xét hệ số tương quan biến - tổng cho thấy, các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng khá chặt chẽ giữa các biến quan sát.

Bảng 1: Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo

STT

Yếu tố

Mã hóa

Số

quan sát

Độ lệch chuẩn

Biến bị loại

1

Vốn đầu tư

VT

6

0,898

0

2

Lao động

5

0,789

0

3

Công nghệ

CN

3

0,748

0

4

Tiền lương và phúc lợi

TL

2

0,800

0

5

Thể chế, chính sách kinh tế của Nhà nước

CS

7

0,897

0

6

Nhu cầu tiêu dùng xã hội

TD

3

0,798

0

7

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CC

4

0,862

0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20

Phân tích EFA

Kết quả EFA cho thấy, có 7 yếu tố được trích từ 30 quan sát. 7 yếu tố này có hệ số KMO = 0,885 và Sig. = 0,000, nên phân tích EFA là thích hợp (Bảng 2). Tổng phương sai tích lũy = 71,678, cho biết các mục hỏi trong thang đo này có thể giải thích được 71,678% biến thiên của dữ liệu. Đồng thời, điểm dừng tại giá trị Eigenvalues đều > 1 và trọng số nhân tố của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (> 0,5).

Bảng 2: Kiểm định KMO và Bartlett

KMO

,885

Bartlett

Approx. Chi-Square

7938,085

Df

435

Sig.

0,000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20

Phân tích hồi quy

Bảng 3: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter

Mô hình

Hệ số chưa

chuẩn hóa

Hệ số

chuẩn hóa

t

Sig.

Thống kê đa

cộng tuyến

B

Sai lệch

chuẩn

Beta

Dung sai

VIF

1

(Constant)

-,347

,245

-1,419

,157

TD

,101

,038

,111

2,665

,008

,747

1,340

TL

,110

,049

,094

2,224

,027

,724

1,382

CC

,129

,040

,148

3,205

,001

,606

1,649

VT

,189

,044

,209

4,286

,000

,546

1,833

,163

,042

,188

3,842

,000

,541

1,847

CN

,202

,050

,157

4,044

,000

,862

1,160

CS

,243

,052

,210

4,672

,000

,638

1,568

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20

Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter được nêu trong Bảng 3 cho biết, mô hình được chấp nhận với 7 yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ. Các biến độc lập đều có Sig. < 0,05. Như vậy, các biến độc lập TD, TL, CC, VT, LĐ, CN, CS tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc. Nói cách khác, tất cả các biến đều thỏa mãn theo yêu cầu. Các giả thuyết đưa ra đều được chấp nhận.

Từ kết quả phân tích hồi quy, phương trình hồi quy có dạng như sau:

NSLĐ = 0,245+ 0,111*TD + 0,094*TL + 0,148*CC + 0,209*VT + 0,188*LĐ + 0,157*CN + 0,210*CS

Hệ số hồi quy tất cả mang dấu dương thể hiện các yếu tố trong mô hình hồi quy trên tỷ lệ thuận chiều đến NSLĐ. Thông qua mô hình hồi quy, có thể thấy độ Thể chế chính sách kinh tế của Nhà nước tác động mạnh nhất đến NSLĐ.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Kết quả hồi quy trong Bảng 4 cho thấy, trị số R = 0,707, có nghĩa mối quan hệ giữa các biến trong mô hình là khá chặt chẽ. Giá trị R2 = 0,500 thể hiện sự phù hợp của mô hình. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,491, nghĩa là các yếu tố độc lập giải thích được 49,1% biến thiên của biến phục thuộc) và kiểm định F với giá trị F là 55,208 tại mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ là 0,000.

Bảng 4: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter

Mô hình

R

R 2

R 2 hiệu chỉnh

Độ lệch chuẩn của ước lượng

Thống kê thay đổi

R 2 thay đổi

F

thay đổi

df1

df2

Mức ý nghĩa F thay đổi

Durbin-

Watson

1

,707a

,500

,491

,51520

,491

55,208

7

386

,000

1,228

Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

Giả định về tính độc lập của phần dư cũng không bị vi phạm thể hiện qua hệ số Durbin-Watson = 1.228 nằm trong khoảng từ 1 đến 3.

Kết quả đánh giá giá trị R2 ở trên cho biết được mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng là phù hợp. Tuy nhiên, để có thể suy diễn mô hình này thành mô hình của tổng thể, ta cần phải tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai.

Bảng 5: Phân tích phương sai ANOVAa

Mô hình

Tổng bình phương

df

Bình phương trung bình cộng

F

Sig.

1

Hồi quy

102,578

7

14,654

55,208

,000b

Phần dư

102,457

386

,265

Tổng

205,035

393

Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

Bảng 5 cho thấy, Sig. = 0,000 < 0,01. Như vậy, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ phù hợp với dữ liệu thực tế nghiên cứu. Hay nói cách khác, các biến độc lập có liên quan tuyến tính với các biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%.

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 7 nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ của Việt Nam, đó là: (1) Nhu cầu tiêu dùng xã hội; (2) Tiền lương và phúc lợi; (3) Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (4) Vốn đầu tư; (5) Lao động; (6) Công nghệ; (7) Thể chế, chính sách kinh tế của Nhà nước. Trong đó, Thể chế chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động mạnh nhất đến NSLĐ của Việt Nam.

Từ kết quả nghiên cứu, để nâng cao NSLĐ, trong thời gian tới, Việt Nam cần quan tâm đến các giải pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa, hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng, bảo vệ thương hiệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong sản xuất của các doanh nghiệp. Mặt khác, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng thêm giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm. Đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, thời gian vận chuyển và bảo quản; áp dụng các biện pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiện đại; nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý, nhân viên trong việc quản lý chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, chính sách tiền lương, tiền công đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến các cân đối kinh tế vĩ mô, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần tạo động lực nâng cao NSLĐ. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách tiền lương cụ thể. Thiết kế cơ cấu tiền lương và tiền thưởng phù hợp với từng khu vực công và tư. Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới. Xây dựng và hoàn thiện bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; chuyển xếp lương cũ sang lương mới bảo đảm không thấp hơn tiền lương tối thiểu đã được quy định. Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập. Đối với các doanh nghiệp, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương, thưởng đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động; bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, cần nhận thức rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đây là chủ trương đổi mới toàn diện kinh tế, nên cần xác định trọng tâm ưu tiên với lộ trình cụ thể theo hướng quyết liệt, hiệu quả và thực chất để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Thứ tư, huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công nghệ, sản xuất - kinh doanh để nâng cao NSLĐ trong nền kinh tế. Cải cách thủ tục hành chính và khuyến khích khu vực tư nhân tăng cường đầu tư nhằm đổi mới quy trình sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ; tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn.

Thứ năm, nâng cao chất lượng và kỹ năng lao động. Xây dựng các chương trình khuyến khích đào tạo người lao động, phổ biến kiến thức, các yêu cầu kỹ năng của công việc. Mở rộng độ bao phủ, phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - chú trọng kỹ năng, đạo đức kinh doanh...), tăng cường đào tạo kỹ năng nghề, chú trọng đầu tư, chuẩn bị trước một bước nguồn nhân lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tương lai... Đồng thời, tự do hóa các quy định lao động nhằm khơi thông dòng chảy lao động giữa các khu vực, các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp.

Thứ sáu, thúc đẩy quá trình nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo của toàn nền kinh tế và cả khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là theo hướng phát triển bền vững (Vuong và Nguyen, 2024). Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ. Có chính sách ưu đãi đặc biệt phát triển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ…

Thứ bảy, đổi mới thể chế chính sách kinh tế hướng đến tạo môi trường thông thoáng, minh bạch cho cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế. Nhà nước cần xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia. Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh mới. Sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, ủy quyền gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm cá nhân và nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, các ngành. Tăng cường tính minh bạch trong hành chính công, cải cách tiền lương và cách thức đánh giá cán bộ nhằm giảm thiểu tệ nạn tham nhũng, nâng cao hiệu quả bộ máy công vụ, góp phần giảm chi phí phi chính thức cho doanh nghiệp./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. J.F. Hair, R.E. Anderson, R.L. Tatham, et al. (1998), Multivariate Data Analysis with Readings, Englewood Cliffs, New Jersey.

2. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006), Tác động của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Dự án SIDA: Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010.

3. OECD (2001), OECD Manual: Measuring Productivity: Measurement of Aggregate And Industry-Level Productivity Growth.

4. P.M. Lan, N.K. Minh (2018), Measuring the impact of technology spillovers, redistribution and competition on the productivity of Vietnamese manufacturing enterprises, Journal of Economics and Development, 254, 40-49.

5. P.T.B. Ngoc, N.H.V. Phuoc (2017), Small and medium enterprises’ labor productivity in Vietnam: A firm-level investigation, Proceedings of The VEAM Conference, Ho Chi Minh City, Vietnam.

6. R.D. Banker, H. Chang, Y. Kao (2002), Impact of information technology on public accounting firm productivity, Journal of Information Systems, 16(2), 209-222.

7. Tổng cục Thống kê (2023), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV và năm 2023.

8. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. T.T.T. Huong (2021), Overview of factors affecting labor productivity of small and medium enterprises, Figures & Events Review, 1(5), 38-41.

10. Vuong, Q. H., Nguyen, M. H. (2024), Better Economics for the Earth: A Lesson from Quantum and Information Theories. AISDL.

11. Z. Darvas (2012), Compositional Effects on Productivity, Labour Cost and Export Adjustments, Bruegel Policy Contribution.

Ngày nhận bài: 20/5/2024; Ngày phản biện: 10/7/2024; Ngày duyệt đăng: 18/7/2024