Cần làm gì để xuất khẩu rau quả đạt mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2030?
Năm 2017, xuất khẩu rau quả có thể đạt 3,4-3,6 tỷ USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu hàng rau quả 11 tháng năm 2017 ước đạt 3,16 tỷ USD, tăng 43,2% so với cùng kỳ năm 2016. Chỉ riêng tháng 11, giá trị xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 292 triệu USD. Tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong số các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt
Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 75,6%,3,6%, 2,9%, và 2,6%. Trong 11 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hàng rau quả tăng mạnh là Nhật Bản (67,6%), Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (56,9%), và Trung Quốc (52,7%).
Rau quả là 1 trong 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tiềm năng xuất khẩu rau quả là rất lớn. Dự kiến hết năm 2017, xuất khẩu rau quả có thể đạt 3,4-3,6 tỷ USD.
Phát biểu trên trên Báo Nông nghiệp điện tử, TS. Nguyễn Hữu Đạt, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, hiện nay, Việt Nam có nhiều điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu rau quả. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy xử lý chiếu xạ, hơi nước nóng, hệ thống nhà lưới trồng rau gia vi, nhiều nhà máy chế biến đóng hộp được đầu tư, xây dựng, hoạt động kinh doanh hiệu quả, đáp ứng chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu khó tính.
Ngoài ra, Việt
Hạn chế về thị trường và giá trị xuất khẩu thấp
Báo cáo tại hội nghị “Thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu cây ăn trái” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức ngày 06/12/2017, ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Xuất khẩu ngày càng tăng trưởng nhanh, nhưng xét về cơ cấu thị trường thì xuất khẩu rau quả của Việt
Từ đầu năm tới hết tháng 11/2017, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chiếm đến 75,6% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Tuy nhiên hiện thị trường Trung Quốc cũng bắt đầu nâng cao rào cản kiểm dịch thực vật, theo đó sẽ “siết” dần nhập khẩu tiểu ngạch để tiến tới nhập khẩu chính ngạch.
Ngoài việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, giá trị xuất khẩu mặt hàng này còn thấp. Phát biểu tại hội thảo “Cơ hội và giải pháp-Vì sao doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia thị trường chế biến trái cây lúc này” diễn ra ngày 21/11/2017, ông Nguyễn Như Cường, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam hiện mới chiếm chưa đến 1% thị phần là rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, dù ngành sản xuất quả Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ thời gian qua”.
Đi sâu phân tích xuất khẩu rau quả, đặc biệt là mặt hàng quả của Việt Nam, ông Cường cho hay: Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng trái cây tươi, nên giá trị gia tăng thấp và bị tác động bởi các rào cản kỹ thuật như kiểm dịch thực vật, chất lượng trái cây giảm nhanh, thời gian bảo quản ngắn do chưa có các công nghệ bảo quản tiên tiến và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm…
Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế, hiện nay, ngành sản xuất cây ăn quả Việt Nam đứng trước không ít khó khăn, thách thức, như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, tổ chức sản xuất bất cập, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, chất lượng quả chưa cao, năng suất thấp, các sản phẩm qua chế biến còn ít, chi phí vận chuyển lớn (hàng không)…
Giải pháp nào trong thời gian tới?
Trong thời gian tới, Việt
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, để đạt được mục tiêu kỷ lục 7 tỷ USD vào năm 2030, xuất khẩu rau quả cần có những chuyển biến thực sự về đầu tư, tổ chức sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ, như: phải cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng; Cần nghiên cứu tạo ra các giống cây ăn trái có khả năng chịu mặn tốt; Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật chăm sóc khác để tăng cường sinh trưởng cho cây trồng, giúp cây trồng có khả năng thích ứng tốt hơn với điều kiện thời tiết bất thuận.
Bên cạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, thì vấn đề sản xuất trái cây sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của thị trường quốc tế ngày càng đặt ra cấp thiết.
Cụ thể, nâng cao nhận thức cho người nông dân để hướng tới việc sử dụng hợp lý vật tư đầu vào, giảm thiểu việc dùng hóa chất độc hại, quản lý cây trồng ngay từ giai đoạn ban đầu, giúp cho cây trồng sinh trưởng khỏe, giảm áp lực sâu bệnh.
Bên cạnh đó, cần thay đổi lại công tác tổ chức sản xuất, giám sát và cấp chứng nhận sản phẩm. Định hướng của nền sản xuất nông nghiệp là phải vươn tới nền sản xuất có chứng nhận, tất cả các hộ, tổ chức cá nhân tham gia sản xuất đều phải tiến tới được cấp chứng nhận, có như vậy mới được phép lưu thông trên thị trường.
Trước mắt để làm được việc đó, chúng ta phải hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Có thể thành lập những hội để cùng nhau phát triển, xúc tiến thị trường và giám sát chất lượng cho một nhóm sản phẩm, trong một địa bàn nhất định, như vậy mới có điều kiện tiến tới cấp chứng nhận cho các vùng, ruộng sản xuất, nhất là các khu vực sản xuất hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
Ngoài ra, để không bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc dẫn đến một số hệ lụy không mong muốn, cần xúc tiến mở thêm nhiều thị trường mới nhằm giảm bớt việc bị lệ thuộc vào một thị trường sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Do vậy, cần tiếp tục tổ chức sản xuất tốt và giúp nông dân hiểu biết rõ hơn về các tiêu chuẩn xuất khẩu để nâng cao hơn về ý thức sản xuất./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://nongnghiep.vn/rau-qua-huong-den-muc-tieu-7-ty-usd-post208608.html
http://www.baohaiquan.vn/pages/xuat-khau-rau-qua-viet-nam-chua-toi-1-thi-phan-the-gioi.aspx
https://www.tienphong.vn/kinh-te/xuat-khau-rau-qua-sang-trung-quoc-chiem-756-1216033.tpo
Bình luận