Giải cứu ngành thép: Đừng đổ gánh nặng lên vai người tiêu dùng!
61% lượng sắt thép nhập vào Việt
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 3 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập hơn 4,7 triệu tấn thép, trong đó, riêng nhập khẩu từ Trung Quốc đã chiếm hơn 61% tổng lượng sắt thép nhập khẩu.
Xét trong 3 tháng đầu năm, số sắt thép mà Việt Nam nhập từ Trung Quốc đã bằng 1/3 cả năm trước (năm 2015, sắt thép Trung Quốc nhập vào Việt Nam cao nhất là 9,6 triệu tấn). Điều đáng lo ngại là, trong 3 tháng đầu năm 2016, các dự án nhà ở, các công trình xây dựng ít hoặc chậm triển khai do lịch nghỉ lễ cũng như khoảng thời gian đầu năm mà lượng nhập khẩu đã tăng vọt như vậy, thì những quý còn lại khi tốc độ xây dựng được đẩy mạnh, nhập khẩu sắt thép sẽ còn tăng hơn.
VSA cũng cho biết: với tốc độ nhập khẩu phôi thép như hiện nay, Việt
Theo thống kê của VSA, nếu như trước kia Việt Nam chủ yếu nhập khẩu một số loại phôi thép, thép mạ, thép hợp kim do nguyên liệu rẻ và công nghiệp thép trong nước chưa đáp ứng được... thì hiện nay Việt Nam đã nhập nhiều loại thép mà bản thân các doanh nghiệp trong nước tự sản xuất được. Các loại thép nhập tràn vào Việt
Trong đó, sắt thép Trung Quốc đang ngày càng lấn sân thị trường Việt
Về chủng loại thép nhập khẩu, Việt
Trong năm 2015, VSA đã lên tiếng về gần 1,1 triệu tấn phôi thép thường của Trung Quốc đội lốt phôi thép “hợp kim” tuồn về Việt
Theo VSA, hiện Trung Quốc đang áp dụng hoàn thuế thuế suất thuế nhập khẩu 10% đối với phôi thép hợp kim (thực chất đây là việc trợ giá của Chính phủ). Nếu, các mức thuế nhập khẩu phôi thép là 0%, đồng thời các doanh nghiệp thép Trung Quốc được Chính phủ nước này trợ giá nữa thì không doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước cạnh tranh nổi.
3 tháng đầu năm 2016, số sắt thép mà Việt Nam nhập từ Trung Quốc đã bằng 1/3 cả năm 2015
Cần giám sát chặt thép nhập khẩu
Trước đó, ngày 07/03/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu. Quyết định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 22/03/2016, có hiệu lực trong vòng 200 ngày, tức là đến hết ngày 7/10/2016. Biện pháp tự vệ tạm thời sẽ chấm dứt hiệu lực trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức.
Theo đó, thuế suất nhập khẩu phôi thép hợp kim và không hợp kim sẽ ở mức 23,3% và thép dài hợp kim và không hợp kim là 14,2%. Biện pháp tự vệ này chủ yếu nhằm vào thép Trung Quốc, khi khoảng 60% thép nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc.
Giải pháp của Bộ Công Thương được coi là phao cứu sinh cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước. Tuy nhiên, giá thép dài và phôi thép tăng là khó tránh khỏi.
Thực tế cho thấy, sau khi quyết định được ban hànhh, giá thép đã liên tục tăng mạnh. Cụ thể, trong hai ngày 20 và 21/03 giá thép bán lẻ đã “đảo chiều” tăng trung bình 500.000 – 700.000 đồng/tấn so với vài ngày trước đó. Và ngay trong ngày 22/03, ngày đầu tiên áp thuế tự vệ tạm thời do Bộ Công Thương ban hành, giá thép bán lẻ trên thị trường tiếp tục tăng thêm 200.000-300.000 đồng/tấn so với hôm trước. Nếu so với hơn hai tuần trước thì đến nay giá mỗi tấn thép đã tăng khoảng 20%, tương ứng với mức tăng từ 800.000 đến 2 triệu đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, xu hướng này vẫn đang duy trì và chưa có chiều hướng giảm nhiệt.
Thừa nhận có thể xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá, nhưng trong thông cáo gửi đi tới các cơ quan báo chí khi lý giải việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với sản phẩm thép, Bộ Công Thương cho rằng, với lượng tồn kho lớn của các doanh nghiệp sản xuất thép hiện nay và việc ngành thép Việt Nam đang hoạt động ở mức khoảng 50% công suất thiết kế (có thể dễ dàng gia tăng sản lượng khi thị trường có tín hiệu tích cực) thì hiện tượng này sẽ sớm chấm dứt.
Áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời rõ ràng là biện pháp giải quyết nhanh chóng những khó khăn của ngành thép. Vì chỉ trong thời gian ngắn đã giải quyết đáng kể lượng hàng tồn kho, thu lợi nhuận về cho không ít doanh nghiệp trong cuộc đảo chiều này, nhưng vấn đề quan trọng ai sẽ là người chịu thiệt trong cuộc chạy đua này, nếu không ai khác chính là người tiêu dùng cuối cùng.
Dẫn lời ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Thép Việt trên Báo điện tử Thời báo Ngân hàng nhận định: “Trước mắt, giá tăng doanh nghiệp hưởng lợi, nhưng nếu mức tăng cao quá, các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, người tiêu dùng dự án sẽ lại phải xem xét, tạm ngưng kế hoạch của mình. Đó là chưa nói đến xu thế xóa bỏ dần hàng rào thuế quan giữa các quốc gia trong quá trình hội nhập. Như vậy, về lâu dài, quyết định tăng thuế này chưa chắc đã phù hợp vào thời điểm hiện tại và đem lại lợi ích chung cho cả thị trường và với người tiêu dùng”.
Vì vậy, cơ quan chức năng phải giám sát chặt thép nhập khẩu và cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng để ngăn chặn thép lậu ngay từ biên giới, để doanh nghiệp không lao đao, người dân không phải nhấp nhổm vì giá hàng hóa lên xuống khó lường./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://vsa.com.vn/thi-truong-thep-thang-32016.html
http://thoibaonganhang.vn/gia-thep-tang-nguoi-tieu-dung-meo-mat-46623
Bình luận