Ngày 5/9/2012, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2012 và đề ra những nhiệm vụ cho những tháng cuối năm. Bạn đọc quan tâm tới nội dung này xin tìm hiểu qua bài viết Quyết liệt thực hiện nhiệm vụ những tháng cuối năm trong chuyên mục Định hướng triển vọng.

Trong giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp phải làm gì để vượt khó? Ngân hàng cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp… TạiDiễn đàn Đầu tư và Tài chính Ngân hàng do Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức, với sự góp mặt của các chuyên gia, các doanh nghiệp đã phần nào giải đáp những trăn trở xung quanh vấn đề này.

Đã gần 1 năm trôi qua, từ khi các mục tiêu tái cấu trúc ngân hàng, đầu tư công và DNNN được công bố. Các chuyên gia kinh tế được dự trên 10 cuộc Hội thảo về vấn đề này, tuy nhiên cho đến nay tháng 8/2012, công cuộc tái cấu trúc như chỉ mới vừa bắt đầu. Bài viết Tái cấu trúc kinh tế: “Nói dễ, làm khó” của tác giả Phạm Đỗ Chí, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về vấn đề này.

Nối tiếp trong chuyên mục Tái cơ cấu nền kinh tế, bài Quản lý doanh nghiệp nhà nước – Bất cập và đề xuất, của tác giả Nguyễn Cảnh Nam và Lưu Thị Thu Hà, nhấn mạnh sự cần thiết phải hoàn thiện, đổi mới cơ chế giám sát, quản lý DNNN. Cuối năm 2011, việc hợp nhất ba ngân hàng thương mại cổ phần… được coi là bước đi cụ thể đầu tiên trong nỗ lực tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, quá trình này mới chỉ là “khởi động” và nó được phản ánh cụ thể hơn qua bài viết Tái cấu trúc Ngân hàng: Những vấn đề đặt ra của tác giả Trịnh Thế Cường.

Trong chuyên mục Nghiên cứu trao đổi, bài viết Nâng tổng cầu để khơi thông tín dụng của tác giả Vũ Viết Ngoạn, tiếp tục đề cập đến “nợ xấu” đang là “cục máu đông”, gây tắc mạch nền kinh tế. Tiếp đến là một số bài viết: Nợ công của Việt Nam: Liệu đã an toàn và bền vững? của tác giả Tạ Đức Thanh;Nâng cao tính khả thi của Dự án Luật Đầu tư công của tác giả Vũ Xuân Tiền; Tăng cường thu hút FDI vào các vùng kinh tế của tác giả Lê Ngọc Sơn; Giải pháp hài hòa lợi ích giữa chính quyền trung ương và địa phương của tác giả Phạm Thị Trúc Hoa Quỳnh; Về chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc của tác giả Nguyễn Xuân Huy; Nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa của tác giả Nguyễn Ngọc Thắng; Phát triển hệ thống logistics ở nước ta theo hướng bền vững của tác giả Nguyễn Đình Hiền; Đánh giá hiệu quả công việc của viên chức của tác giả Nguyễn Thị Quyên; Bỏ tiền đi du học của tác giả Thanh Loan.

Chuyên mục Kinh tế ngành - địa phương, trong chuyên mục này gồm các nội dung sau: Để những “siêu” dự án thép không còn là “bánh vẽ” của tác giả Nguyễn Ngọc Điệp;Xây dựng nông thôn mới: Những bài học rút ra từ thực tiễn của tác giả Nguyễn Thị Bích Điệp; Người nối những nhịp cầu Việt – Nhật của tác giả Thượng Tùng.

Trong số ra kỳ này, Tạp chí tiếp tục gửi đến bạn đọc bài viết trong chuyên đề Tuyên truyền pháp luật và bảo vệ môi trường Chính sách sử dụng tài nguyên đất, rừng và nước ứng phó với biến đổi khí hậu của tác giả Lê Thành Ý. Thông điệp mà bài viết muốn nhắn nhủ đó là việc ứng phó với biến đổi khí hậu đặt ra nhiều thách thức cần phải vượt qua.

Chuyên mục Nhìn ra Thế giới, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Xuân Trung với bài viết Kinh nghiệm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh trên thế giới đã chia sẻ kinh nghiệm của một số nước nhằm đưa ra gợi mở chính sách cho Việt Nam.

Phần cuối tạp chí số ra kỳ này, như thường lệ, là những văn bản pháp quy của Chính phủ, một số cơ quan quản lý nhà nước và những tin tức kinh tế trong, ngoài nước mới diễn ra.