Năm 2016 và nửa chặng đường của năm 2017 được đánh giá là quãng thời gian thành công trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển theo chiều hướng tích cực. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến những “mặt được” của CSTT năm 2016 và nửa đầu 2017? Những dự báo về CSTT trong thời gian tới sẽ ra sao? Đâu là thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục? Bài viết "Chính sách tiền tệ của Việt Nam các năm 2016-2017 và gợi ý một số giải pháp trong thời gian tới" của tác giả Nguyễn Thị Hiền sẽ phần nào trả lời những câu hỏi trên.

Hiện nay, chi cho sự nghiệp công chiếm khoảng 30% tổng ngân sách nhà nước, số lượng viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước gấp 8 lần số lượng cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và giảm chi tài chính nhà nước đối với hoạt động dịch vụ công, thì việc tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính với các đơn vị này là rất cấp bách, không thể chần chừ. Đó cũng là vấn đề mà tác giả Nguyễn Xuân Trường muốn bàn luận trong bài "Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập".

Câu chuyện nợ công và tính an toàn của nợ công dự kiến vẫn tiếp tục “nóng” trong năm 2017, bởi theo công bố mới đây của Kiểm toán Nhà nước, thì hiện nay đang tồn tại nhiều hạn chế trong quản lý nợ công tại Việt Nam. Tác giả Nguyễn Văn Tuấn với bài viết "Hóa giải những bất cập trong quản lý nợ công tại Việt Nam" sẽ cho chúng ta biết rõ mô thức quản lý nợ công ở nước ta hiện như thế nào và đang có những vấn đề gì.

Trong lúc đầu tư phát triển vào nông nghiệp đang rất thấp so với các ngành khác, thì khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua cơ chế đối tác công - tư (PPP) vẫn đang được coi là lời giải cho bài toán thu hút đầu tư vào nông nghiệp; đồng thời, sẽ giúp gỡ những điểm nghẽn trong cơ chế thu hút đầu tư, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy, để hiện thực hóa lời giải trên lại không hề dễ dàng. Tác giả Tạ Thị Đoàn sẽ có một vài giải pháp cho vấn đề này trong bài "Thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong nông nghiệp".

Bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bên cạnh những cơ hội, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ gặp rất nhiều thách thức, do các tồn tại cố hữu, như: thiếu nhận thức, công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực yếu kém… Vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cần phải làm gì để sớm được khắc phục các hạn chế đó nhằm tận dụng được các cơ hội mà cuộc Cách mạnh Công nghiệp 4.0 mang lại? Tác giả Đỗ Đức Anh và Nguyễn Tuấn Anh sẽ cho chúng ta biết trong bài "Để DNNVV Việt Nam đón đầu được các cơ hội từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0".

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có các bài viết về phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Thị Hiền: Chính sách tiền tệ của Việt Nam các năm 2016-2017 và gợi ý một số giải pháp trong thời gian tới

Nguyễn Xuân Trường: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Tăng Văn Khiên, Nguyễn Thị Tuyết Nhung: Phân tích mối liên hệ giữa năng suất lao động xã hội và giá trị xuất khẩu bình quân giai đoạn 1993-2016

Nguyễn Thị Thanh Huyền: Hiệp định thương mại tác động đến xuất khẩu gạo Việt Nam qua mô hình lực hấp dẫn cấu trúc

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Văn Tuấn: Hóa giải những bất cập trong quản lý nợ công tại Việt Nam

Tạ Thị Đoàn: Thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong nông nghiệp

Đỗ Anh Đức, Nguyễn Tuấn Anh: Để DNNVV Việt Nam đón đầu được các cơ hội từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nguyễn Anh Tú, Ngô Thị Hồng Nhung, Đoàn Thị Yến: Giải quyết mối quan hệ giữa thương mại và phát triển bền vững trong khuôn khổ WTO ở Việt Nam

Phùng Anh Thư: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết ở Việt Nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

Trần Thị Liên Trang: Những thành công của Singapore trong phát triển đô thị xanh và gợi ý cho Việt Nam

Huỳnh Văn Đặng: Phát triển kinh tế biển địa phương: Kinh nghiệm thế giới và gợi ý cho tỉnh Bình Định

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Thanh Hiếu: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế tại Cục Thuế TP. Hà Nội

Nguyễn Quốc Bình: Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh

Đặng Minh Khoa, Nguyễn Thị Thiêm: Giải pháp phát triển làng nghề gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở Bắc Ninh

Nguyễn Hữu Cung, Lê Thị Quỳnh Nga: Về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Vũ Thị Quỳnh Chi: Bàn về kế toán doanh thu tại VNPT Thái Nguyên

Ngô Chí Thành: Phát triển liên kết trong tiêu thụ nông sản khu vực các huyện miền núi Thanh Hóa

Võ Thị Thùy An, Hoàng Quang Hải: Quảng Trị: Nỗ lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia nhập thị trường

Ngô Sỹ Trung, Nguyễn Đăng Việt: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của TP. Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp

KHOẢNG LẶNG

Chẫu Chàng: Phép tắc

---------------------------------------------

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Thi Hien: Vietnamese monetary policy in 2016-2017 and solutions for the coming time

Nguyen Xuan Truong: Renovating mechanism of financial management in public service units

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Tang Van Khien, Nguyen Thi Tuyet Nhung: Relationship between social labor productivity and average export value in the period 1993-2016

Nguyen Thi Thanh Huyen: Impact of trade agreements on Vietnam’s rice exports via structural gravity model

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Van Tuan: To address inadequacies of public debt management in Vietnam

Ta Thi Doan: Promoting public-private partnerships in agriculture

Do Anh Duc, Nguyen Tuan Anh: Vietnamese SMEs to grasp opportunities from Industrial Revolution 4.0

Nguyen Anh Tu, Ngo Thi Hong Nhung, Doan Thi Yen: Addressing relationship between trade and sustainable development within WTO framework in Vietnam

Phung Anh Thu: Factors affecting capacity of continued operation of listed companies in Vietnam

WORLD OUTLOOK

Tran Thi Lien Trang: Singapore’s success in green urban development and suggestions for Vietnam

Huynh Van Dang: Marine economic development: Global experience and recommendations for Binh Dinh province

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Thanh Hieu: Boosting reform of tax administrative procedures at Ha Noi Tax Department

Nguyen Quoc Binh: Development of supporting industries in Bac Ninh province

Dang Minh Khoa, Nguyen Thi Thiem: To expand craft villages in association with enhancing national defense and security in Bac Ninh

Nguyen Huu Cung, Le Thi Quynh Nga: Regarding management of collecting compulsory social insurance in Phu Tho province

Vu Thi Quynh Chi: About revenue accounting at VNPT Thai Nguyen

Ngo Chi Thanh: Upgrading linkages in agricultural product consumption in mountainous districts of Thanh Hoa

Vo Thi Thuy An, Hoang Quang Hai: Quang Tri: Great efforts for enterprises to enter the market

Ngo Sy Trung, Nguyen Dang Viet: Commune-level cadres and civil servants in Da Nang city: Current situation and solutions

THE WANDERING MIND

Chau Chang: Discipline