Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được 193 quốc gia trong đó có Việt Nam thông qua năm 2015, nhằm hoàn thành tất cả các công việc còn dang dở của Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDG) và không để ai bị bỏ lại phía sau, tiếp tục thực hiện phát triển bền vững với quan điểm tích hợp và cân bằng tất cả các khía cạnh tài chính. Bài viết “Triển khai Chương trình nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Giang Quân sẽ nêu bật những kết quả chính của việc rà soát thực hiện Chương trình nghị sự 2030 ở Việt Nam đã được trình bày tại Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Liên hợp quốc năm 2018.

Nguồn vốn đầu tư công tại Việt Nam là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ hoạt động của các thành phần kinh tế. Trong thời gian qua, bên cạnh những đóng góp rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội thì việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, cần có các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công trong thời gian tới, từ đó nâng cao chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua bài viết “Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2000-2015 và một số đề xuất trong thời gian tới”, tác giả Lê Hà Trang đề xuất, cần hoàn thiện các khâu quản lý từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện kế hoạch đầu tư công. Bên cạnh đó, tái cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm bớt chức năng sản xuất, kinh doanh của Nhà nước và tăng cường chức năng phúc lợi. Đồng thời, cân đối lượng vốn đầu tư công cần được hàng năm và trong trung hạn đảm bảo gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này.

Phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các địa phương một cách hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bình đằng, cân đối giữa các địa phương là thách thức lớn đối với Việt Nam. Những hạn chế trong cơ chế phân bổ vốn đầu tư phát triển ở nước ta, như: thiếu tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, chưa có các tiêu chí cụ thể và chất lượng đầu ra dẫn tới hiệu quả phân bổ vốn đầu tư phát triển còn chưa cao. Vì thế, trong bài viết “Nâng cao hiệu quả phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các địa phương ở Việt Nam”, tác giả Phạm Mỹ Hằng Phương cho rằng, cần áp dụng khuôn khổ tài chính công trung hạn. Đồng thời, xây dựng các mục tiêu theo kết quả đầu ra, nhằm nâng cao tính trách nhiệm và giải trình của chính quyền địa phương, trong khi không làm ảnh hưởng đến tự chủ của các cấp chính quyền dưới Trung ương. Ngoài ra, nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc xác định dự án cấp vốn dựa trên đánh giá khách quan, minh bạch về chi phí và lợi nhuận…

Có thể thấy, những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, ký kết, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã và đang tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, các FTA có thể giúp các quốc gia tăng xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng sẽ phải chịu nhiều sức ép từ việc cạnh tranh và nhập khẩu tăng. Do đó, thông qua bài viết “Một số giải pháp phát triển thị trường xuất - nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các FTA” tác giả Phạm Nguyên Minh cho rằng, Việt Nam cần phải có những giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm phát triển thị trường xuất - nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh hội nhập sôi động vào các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chính sách lạm phát mục tiêu linh hoạt (Flexible Inflation Target – FIT) là một phiên bản phát triển của chính sách lạm phát mục tiêu (Inflation Target – IT) vừa quan tâm tới sự ổn định của giá cả trong trung hạn, đồng thời quan tâm tới yếu tố sản lượng của nền kinh tế và các biến số tài chính. FIT đặc biệt có ý nghĩa đối với các quốc gia đang phát triển chịu áp lực lớn về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vẫn có thể ứng dụng được những lợi thế của cơ chế lạm phát mục tiêu. Bài viết “Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu linh hoạt - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Huyền Anh đã nghiên cứu kinh nghiệm điều hành chính sách lạm phát mục tiêu và lạm phát mục tiêu linh hoạt, từ đó rút ra một số bài học phù hợp cho Việt Nam trong lựa chọn và xây dựng khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ hiện nay.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến hết năm 2017, Vĩnh Phúc có 8.400 doanh nghiệp hoạt động đã đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 20.000 tỷ đồng và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm nghìn lao động. Tuy nhiên, việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong các DN vẫn còn nhiều hạn chế, cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Qua bài viết “Đảm bảo quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc”, tác giả Nguyễn Thị Thanh Quý cho rằng, cần cải thiện vấn đề trả lương và thu nhập của người lao động và đảm bảo phúc lợi cho người lao động tại các doanh nghiệp.

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí kỳ này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực: đầu tư, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Giang Quân: Triển khai Chương trình nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Ngô Công Thành: Tích hợp quy hoạch - từ khái niệm đến thực tiễn

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Phạm Đức Minh: Vai trò của các thành phần kinh tế sau hơn 30 năm đổi mới

Lê Hà Trang: Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2000-2015 và một số đề xuất trong thời gian tới

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Phạm Mỹ Hằng Phương: Nâng cao hiệu quả phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các địa phương ở Việt Nam

Hàn Thị Mỹ Hạnh: Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Phạm Nguyên Minh: Một số giải pháp phát triển thị trường xuất -nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các FTA

Bùi Văn Trịnh, Phước Minh Hiệp, Đồng Thị Thanh Phương: Giải pháp hạn chế tác hại trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống trong bối cảnh hiện nay

Hoàng Hào: Một số giải pháp khắc phục tình trạng khiếu nại vượt cấp, kéo dài trong những năm qua

Đào Thị Đài Trang: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện

NHÌN RA THẾ GIỚI

Đặng Thị Huyền Anh: Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu linh hoạt - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Somsanith Kenemany: Giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Thanh Quý: Đảm bảo quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc

Trần Thế Phương, Hoàng Trung Thành: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hà Nam: Thực trạng và giải pháp

Lê Quốc Bang: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Lê Nhân, Mai Thị Quỳnh Như: Quản lý rủi ro về thuế trên địa bàn TP. Đà Nẵng

Nguyễn Xuân Khoát, Ngô Thị Thùy Dung: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ngãi: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thị Oanh: Liên kết nội vùng trong phát triển du lịch canh nông bền vững tỉnh Lâm Đồng

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Giang Quan: Launching the 2030 Agenda for sustainable development in Viet Nam - Current situation and solution

Ngo Cong Thanh: Planning integration - from concept to reality

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Pham Duc Minh: The role of economic sectors after more than 30 years of innovation

Le Ha Trang: Current situation of public investment in Vietnam in the period 2000-2015 and some suggestions in the coming time

RESEARCH – DISCUSSION

Pham My Hang Phuong: Improve the efficiency of allocating development investment capital to localities in Vietnam

Han Thi My Hanh: Opportunities and challenges of the Vietnamese textile and garment industry in the current context

Pham Nguyen Minh: Some solutions to develop Vietnam's goods export-import market in the context of implementing FTAs

Bui Van Trinh, Phuoc Minh Hiep, Dong Thi Thanh Phuong: Solution to reduce harm in the field of non-traditional security in the current context

Hoang Hao: Some solutions to overcome the situation of over-level grievances, lasting for the past years

Dao Thi Dai Trang: Current situation of Vietnamese enterprise’s financial reporting system and some solutions to perfect

WORLD OUTLOOK

Dang Thi Huyen Anh: Flexible inflation target monetary policy - International experience and lessons for Vietnam

Somsanith Kenemany: Solution to develop tourism in Luang Prabang province, Lao People's Democratic Republic in the present period

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Thanh Quy: Ensure benefits of employees in enterprises in Vinh Phuc province

Tran The Phuong, Hoang Trung Thanh: Sustainable agricultural development in Ha Nam province: Current situation and solution

Le Quoc Bang: Current situation and solution to develop marine economy in Thanh Hoa province

Nguyen Le Nhan, Mai Thi Quynh Nhu: Tax risk management in Da Nang city

Nguyen Xuan Khoat, Ngo Thi Thuy Dung: FDI attraction in Quang Ngai province: Current situation and solution

Nguyen Thi Oanh: Inter-regional links in sustainable agricultural tourism development in Lam Dong province