Từ nhiều năm nay, việc học tập và làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn được Đảng và Nhà nước đặt lên hàng đầu. Có thể nói, tư tưởng của Người luôn là kim chỉ nam trong mọi hành động của người dân Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ, nhưng nguồn lực thì có hạn, thì tư tưởng vận dụng sức dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng trở lên quan trọng hơn. Trong bài viết “Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về cái “Chìa khóa vạn năng” đến giải pháp đột phá huy động sức dân phát triển đất nước hiện nay”, tác giả Lê Xuân Đình đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc vận dụng sức dân, phát huy dân chủ như một chiếc “Chìa khóa vạn năng” để giải quyết các khó khăn. Theo bài viết, nguồn lực trong nhân, sức dân và sáng tạo của dân là vô cùng lớn, kể cả hữu hình và vô hình, nhưng vấn đề là làm thế nào để phát huy mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Trong bài viết “ Hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”, tác giả Ngô Thị Nhung đã đưa ra một số bất cập về khung pháp lý, cũng như trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trên cơ sở đó, đưa ra một số đề suất hoàn thiện khung pháp lý, cũng như nâng cao chất lượng hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Việt Nam.

Trong nhưng năm qua, công tác quản lý chất thải, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải và thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải luôn là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác quản lý môi trường và nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.Bài viết “Chính sách quản lý chất thải, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải và thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải ở Việt Nam” của tác giả Phùng Thị Phương Anh đã đề cập đến một số chính sách trong hoạt động quản lý chất thải, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, hệ thống chính sách hiện nay về quản lý chất thải vẫn còn hạn chế và chưa đầy đủ, từ đó tác giả nêu ra một số định hướng cho hoạt động này.

Đồng bằng sông Cửu Long luôn là một khu vực cung cấp và xuất khẩu lúa gạo lớn nhất cả nước. Bài viết “Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của nhóm tác giả Lê Tấn Bửu, Nguyễn Trung Đông cho thấy, mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào việc phát triển nông nghiệp khu vực này, song theo khảo sát của nhóm tác giả, thì các doanh nghiệp tại khu vực này chưa mặn mà lắm với các chính sách này, do vậy việc thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả từ các chính sách, cũng như giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động đầu tư hơn vào khu vực này.

Bảo hiểm xã hội là một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách an sinh xã hội của mọi quốc gia, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách vì xã hội có ổn định, thì mục tiêu kinh tế mới phát triển bền vững được. Bài viết “Hoàn thiện chính sách huy động nguồn tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” của tác giả Trịnh Khánh Chi đánh giá tình hình thực hiện chính sách huy động nguồn tài chính cho quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn tài chính bảo hiểm xã hội.

Trong những năm qua, cá da trơn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên mặt hàng này đang gặp khá nhiều rào cản từ các nước nhập khẩu về tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là từ thị trường Hoa Kỳ. Bài viết “Về những rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với cá da trơn Việt Nam” của tác giả Trần Vang Phủ cho bạn đọc một các nhìn tổng quát và cụ thể hơn về chương trình kiểm định cá da trơn của Chính phủ Hoa Kỳ và đề xuất những giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khả năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ.

Sản xuất sạch hơn là một giải pháp góp phần giải quyết những thách thức về môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thẻ nói, sản xuất sạch hơn vừa là xu hướng phát triển tất yếu của ngành công nghiệp hiện đại và là lựa chọn hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Với mục tiêu giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động sản xuất sạch hơn, qua đó hoàn thành mục tiêu Chiến lược sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp đến năm 2020, tác giả Phương Lan đã thực hiện bài viết “Thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ở Việt Nam”.

Dựa trên kinh nghiệm của một số quốc gia Đông Nam Á về việc cải thiện chỉ số mức độ phổ biến hàng rào phi thuế, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thông qua bài viết “Kinh nghiệm của một số nước ASEAN trong việc cải thiện chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế và gợi ý cho Việt Nam”, nhóm tác giả Lê Thị Việt Nga, Dương Hoàng Anh đã đề xuất một định hướng nhằm giúp Việt Nam cải thiện chỉ số mức độ phổ biến của các hàng rào phi thuế quan.

Bên cạnh một số bài viết trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Lê Xuân Đình: Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về cái “Chìa khóa vạn năng” đến giải pháp đột phá huy động sức dân phát triển đất nước hiện nay

Ngô Thị Nhung: Hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Phùng Thị Phương Anh: Chính sách quản lý chất thải, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải và thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải ở Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Lê Tấn Bửu, Nguyễn Trung Đông: Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trịnh Khánh Chi: Hoàn thiện chính sách huy động nguồn tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Phạm Tiến Dũng: Giải pháp phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam

An Nhi: Nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Nguyễn Đức Lộc, Nguyễn Trung Kiên, Đỗ Mạnh Hùng, Trần Thị Út Linh: Giải pháp phát triển chuỗi giá trị trái cây Việt Nam

Nguyễn Công Biên: Phát triển chuỗi giá trị chè: Thực trạng và giải pháp

Trần Vang Phủ: Về những rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với cá da trơn Việt Nam

Dương Lê Vân: Để khai thác bền vững các nguồn tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam hiện nay

Trần Thị Thanh Hà: Một số giải pháp quản lý hóa chất nhằm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Phương Lan: Thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ở Việt Nam

Lê Thị Thanh: Phát triển bền vững hoạt động kinh doanh khoáng sản

Hồ Thanh Thủy: Ngành logistics cần đóng góp nhiều hơn nữa vào tăng trưởng kinh tế

Trần Thị Thùy: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay

NHÌN RA THẾ GIỚI

Lê Thị Việt Nga, Dương Hoàng Anh: Kinh nghiệm của một số nước ASEAN trong việc cải thiện chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế và gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Tạ Văn Nam: Giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới cho nông dân sau thu hồi đất ở tỉnh Vĩnh Phúc

Phạm Thị Minh Hà: Giải pháp huy động vốn để xây dựng nông thôn mới tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Lê Thị Bình, Nguyễn Minh Ngọc: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường du lịch tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Anh Quyền: Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động tại Quảng Nam

Nguyễn Thị Kim Đoan: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Phú Yên

Trần Thanh Toàn, Nguyễn Văn Nguyện: Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu

Lê Thị Minh Thy: Cách mạng Công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại TP. Hồ Chí Minh

CHUYÊN TRANG BẮC NINH

Nguyễn Tử Quỳnh: Bắc Ninh nỗ lực phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019

Nguyễn Đình Xuân: Bắc Ninh bứt phá trong thu hút đầu tư

Nguyễn Xuân Thanh: Xây dựng Từ Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là đô thị trọng tâm của tỉnh Bắc Ninh

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Le Xuan Dinh: From Ho Chi Minh's thought of "Universal key" to the breakthrough solution for mobilizing people to develop the country today

Ngo Thi Nhung: Complete the legal framework for the governance of sending Vietnamese laborers for overseas employment

Phung Thi Phuong Anh: Policies on management, reduction, recycling and reuse of waste and energy recovery from waste treatment in Vietnam

ANALYSIS - ASSESSMENT – FORECAST

Le Tan Buu, Nguyen Trung Dong: Policies to promote enterprises to invest in rice production and trading in the Mekong Delta

Trinh Khanh Chi: Perfecting policies on mobilization of financial sources for social insurance in Vietnam

RESEARCH – DISCUSSION

Pham Tien Dung: Schemes to boost Vietnam’s agricultural sector

An Nhi: Improve the quality of criterias for new rural construction

Nguyen Duc Loc, Nguyen Trung Kien, Do Manh Hung, Tran Thi Ut Linh: Solutions to strengthen value chain for fruits in Vietnam

Nguyen Cong Bien: Development of tea value chain: Current situation and solutions

Tran Vang Phu: Concerning non-tariff barriers imposed by the US on Vietnam’s catfish

Duong Le Van: For the sustainable exploitation of mineral resources in Vietnam today

Tran Thi Thanh Ha: Some schemes for chemical management to protect the environment and sustainable development these days in Vietnam

Phuong Lan: To boost cleaner production of Vietnam’s industrial sector

Le Thi Thanh: Sustainable development of mineral business

Ho Thanh Thuy: Logistics industry should bring more contributions to economic growth

Tran Thi Thuy: Complete the current management of social insurance collection

WORLD OUTLOOK

Le Thi Viet Nga, Duong Hoang Anh: Experiences of some ASEAN members in improving the index of prevalence of non-tariff barriers and suggestion for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Ta Van Nam: Schemes to support the change of occupation and create new jobs for farmers after land acquisition in Vinh Phuc province

Pham Thi Minh Ha: Solutions to capital mobilization of new rural construction in Vo Nhai district, Thai Nguyen province

Le Thi Binh, Nguyen Minh Ngoc: Improve the state management of Thanh Hoa province’s tourism market

Nguyen Anh Quyen: Enhance the efficiency of labor export activities in Quang Nam

Nguyen Thi Kim Doan: Hi-tech agriculture development in Phu Yen province

Tran Thanh Toan, Nguyen Van Nguyen: Solutions to agricultural economic development in Hoa Binh district, Bac Lieu province

Le Thi Minh Thy: Industrial Revolution 4.0 - Opportunities and challenges for the growth of Ho Chi Minh City-based supporting industry

SPECIAL PAGES ABOUT BAC NINH

Nguyen Tu Quynh: Bac Ninh strives to achieve the highest goals and tasks by 2019

Nguyen Dinh Xuan: Bac Ninh creates a breakthrough in attracting investment

Nguyen Xuan Thanh: Strengthen the beauty and civilization of Tu Son’s development to deserve the central city in Bac Ninh province