Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5 (723)
Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 có 17 chương, 220 điều và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Kể từ khi Bộ luật Lao động được ban hành lần đầu tiên vào năm 1994 đến nay đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần (vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012). Đây là lần thứ 5 Bộ luật Lao động được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản, toàn diện, tạo lập khung khổ pháp lý mới xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ và phát triển lực lượng lao động trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đưa pháp luật lao động của Việt Nam phù hợp hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, phục vụ quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. Thông qua bài viết “Bộ luật Lao động (sửa đổi) - Khung khổ pháp lý mới xây dựng quan hệ lao động và phát triển lực lượng lao động”, tác giả Nguyễn Văn Bình giới thiệu một số nội dung chính Bộ luật này.
Những năm qua, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đã góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng, dịch vụ công, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính vì vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý mới về PPP là vô cùng quan trọng, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong nỗ lực xây dựng môi trường thể chế pháp lý hiệu quả, ổn định và thuận lợi cho việc triển khai dự án PPP. Thông qua bài viết, “Hoàn thiện chính sách về đối tác công - tư ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Ngọc Lân đánh giá tình hình triển khai các chính sách về PPP, đồng thời đề xuất một số hướng nhằm triển khai các dự án PPP một cách hiệu quả hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh tốt cần phát triển nhiều các cụm liên kết ngành (CLKN). Việc hình thành các CLKN ở Việt Nam đã manh nha xuất hiện trong một thập niên gần đây, trong các khu công nghiệp và cụm làng nghề. Tuy nhiên, để thúc đẩy mô hình CLKN phát triển cần có các chính sách tạo môi trường kinh doanh hợp lý, cũng như các cơ chế tài chính và định hướng lộ trình cụ thể. Vậy làm gì để thúc đây mô hình CLKN tại Việt Nam? Bài viết “Đề xuất khung chính sách quản lý cụm liên kết ngành ở Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền sẽ phần nào giải đáp được câu hỏi này.
Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang chuyển sang cấp độ phát triển tài chính hóa. Các luồng tiền tài chính phái sinh đang xuất hiện và ngày càng lớn. Từ thực tế này, để thị trường BĐS chuyển hóa thành công, hướng tới phát triển bền vững, thời gian tới, cần thực thi một cách đồng bộ và quyết liệt nhiều giải pháp từ thị trường, doanh nghiệp, người dân, Nhà nước và các cơ quan liên quan. Thông qua bài viết “Cấp độ tài chính hóa của thị trường bất động sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững”, các tác giả Trần Kim Chung, Nguyễn Thị Hải Yến sẽ phân tích các luồng tài chính đưa vào thị trường bất động sản thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị.
Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu lao động (CCLĐ) ở nước ta đã từng bước diễn ra theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng vận động phát triển của cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn một số vấn đề đặt ra, như: trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) và năng suất lao động (NSLĐ) thấp; chuyển dịch CCLĐ theo ngành còn chậm; vẫn còn tồn tại các rào cản trong quá trình chuyển dịch lao động… Thông qua bài viết, “Chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, tác giả Phạm Thị Dự đánh giá thực trạng tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch CCLĐ đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế và Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng chính về số lượng trong khối doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay năng lực cạnh tranh của khu vực này còn kém do năng suất và trình độ lao động thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu... Vậy làm sao để nâng cao hiệu quả của khu vực doanh nghiệp này? Bài viết, “Những hạn chế và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV”, nhóm tác giả Nguyễn Hữu Trinh, Đặng Trung Dũng, Nguyễn Thanh Cường sẽ đánh giá những hạn chế của khu vực kinh tế này, đồng thời đề xuất các giải pháp pháp triển.
Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong năm 2019 sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Nguyễn Văn Bình: Bộ luật Lao động (sửa đổi) - Khung khổ pháp lý mới xây dựng quan hệ lao động và phát triển lực lượng lao động
Nguyễn Ngọc Lân: Hoàn thiện chính sách về đối tác công - tư ở Việt Nam hiện nay
Nguyễn Thị Thu Huyền: Đề xuất khung chính sách quản lý cụm liên kết ngành ở Việt Nam
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Trần Kim Chung, Nguyễn Thị Hải Yến: Cấp độ tài chính hóa của thị trường bất động sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững
Phạm Thị Dự: Chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Nguyễn Hữu Trinh, Đặng Trung Dũng, Nguyễn Thanh Cường: Những hạn chế và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV
Nguyễn Thị Kim Nguyên: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng Đồng bằng sông Hồng
Nguyễn Lan Hương: Logistics: Hiện trạng và triển vọng phát triển tại TP. Hồ Chí Minh
Tường Mạnh Dũng: Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể - Cơ sở để phát triển bền vững nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên
NHÌN RA THẾ GiỚI
Đặng Thị Thanh Bình, Đỗ Thị Thanh Huyền: Hợp tác công - tư (PPP) trong phát triển kết cấu hạ tầng tại Hàn Quốc: Gợi ý cho Việt Nam
Đào Thị Thanh Bình, Phạm Thị Mỹ Phương: Các mô hình quản trị đại học trên thế giới và thực trạng quản trị đại học tại Việt Nam
Nguyễn Trần Hưng: Truyền thông xã hội trong hoạt động kinh doanh trực tuyến của một số doanh nghiệp trên thế giới
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Bùi Thanh Tùng, Đặng Viết Ngọc: Nâng cao chất lượng nguồn cung thị trường sức lao động ở TP. Hà Nội
Nguyễn Thị Mơ: Việc làm của phụ nữ khuyết tật huyện Sóc Sơn, Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
Nguyễn Văn Trọng, Trần Đình Tuấn, Đỗ Thị Thúy Phương: Phát triển ngành hàng cây sơn tra tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Nguyễn Việt Cường, Đào Xuân Tứ, Phạm Quốc Trị: Nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại tỉnh Sơn La đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
Hồ Chí Diên: Một số đề xuất về giải pháp xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020-2025
Phan Thế Công, Tô Thị Thanh Mai: Nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Ninh Bình
Trần Cung Vàng, Phạm Văn Tài: Hoàn thiện quy trình quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
IN THIS ISSUE
FROM POLICY TO PRACTICE
Nguyen Van Binh: Labour Law (amended) - New legal framework for the development of labour relations and labour force
Nguyen Ngoc Lan: Improve Vietnam’s current policy on public - private partnerships
Nguyen Thi Thu Huyen: Proposing a policy framework for the management of industrial clusters in Vietnam
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Tran Kim Chung, Nguyen Thi Hai Yen: The level of financialization of Vietnam’s real estate market: Current situation and solutions for the sustainable development
Pham Thi Du: The shift in labor structure in Vietnam: Current situation and solutions
RESEARCH - DISCUSSION
Nguyen Huu Trinh, Dang Trung Dung, Nguyen Thanh Cuong: Limitations and schemes to enhance the competitiveness of SMEs
Nguyen Thi Kim Nguyen: Development of human resources for the industrialization and modernization in the Red River Delta
Nguyen Lan Huong: Logistics: Current situation and development prospects in Ho Chi Minh City
Tuong Manh Dung: Beneficial relationships among actors - A basis for sustainable agricultural development in Hung Yen province
WORLD OUTLOOK
Dang Thi Thanh Binh, Do Thi Thanh Huyen: Public-private partnership (PPP) in infrastructure development in South Korea: Implications for Vietnam
Dao Thi Thanh Binh, Pham Thi My Phuong: Models of university governance in the world and the reality in Vietnam
Nguyen Tran Hung: Social media for online business activities of some enterprises in the world
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Bui Thanh Tung, Dang Viet Ngoc: Improving the quality of labor supply in Hanoi
Nguyen Thi Mo: Employment of disabled women in Soc Son district, Hanoi: Current situation and schemes to address
Nguyen Van Trong, Tran Dinh Tuan, Do Thi Thuy Phuong: Expand docynia indica trees in the Northwestern provinces
Nguyen Viet Cuong, Dao Xuan Tu, Pham Quoc Tri: Improving the efficiency of farm economy in Son La province until 2025 and vision to 2030
Ho Chi Dien: Some solutions to new rural construction in Thai Nguyen province for the period of 2020-2025
Phan The Cong, To Thi Thanh Mai: Improve the effectiveness of management of capital construction projects in Ninh Binh province
Tran Cung Vang, Pham Van Tai: Complete the process of state management on capital construction investment activities funded from the state budget in An Minh district, Kien Giang province
Bình luận