Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về Chỉ số thương mại điện tử 2017
Đó là kết quả Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam – EBI năm 2017 được Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) công bố tại Diễn đàn toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2017 diễn ra ngày 24/02/2017 vừa qua.
Nhằm đánh giá nhanh chóng mức độ ứng dụng thương mại điện tử và so sánh sự tiến bộ giữa các năm theo từng địa phương, VECOM đã thực hiện khảo sát trên hàng nghìn doanh nghiệp mỗi năm và đưa ra báo cáo EBI.
Thương mại điện tử Việt
Đây là nguồn thông tin hữu ích về hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi cả nước cũng như ở mỗi địa phương, giúp các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp theo xu hướng.
Thông qua phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng thương mại điện tử, VECOM đã tổng hợp Chỉ số Thương mại điện tử dựa trên 4 nhóm tiêu chí gồm: Nguồn nhân lực và hạ tầng ICT, Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và Giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B).
Chỉ số EBI năm 2017 được VECOM thực hiện khảo sát và tổng hợp vào cuối năm 2016 từ 54 tỉnh, thành trên 3.566 doanh nghiệp, trong đó bao gồm 45% là công ty TNHH, 34% là công ty cổ phần, 11% là doanh nghiệp tư nhân, 5% là doanh nghiệp nhà nước, 3% là công ty có vốn đầu tư nước ngoài và 2% là doanh nghiệp thuộc các loại hình khác.
Cuộc khảo sát này được triển khai trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển nhanh và Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn năm 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trên cơ sở nghiên cứu phương pháp xây dựng chỉ số các năm trước và thực tiễn phát triển thương mại điện tử trên cả nước cũng như ở mỗi địa phương, phương pháp xây dựng chỉ số năm nay đã chú trọng nhiều hơn tới tình hình đăng ký và sử dụng tên miền quốc gia, thu nhập binh quân đầu người và số lượng hoạt động của các doanh nghiệp. Không tiến hành khảo sát và xây dựng chỉ số tại một số địa phương có hạ tầng và nguồn nhân lực thấp và chưa có dấu hiệu thay đổi lớn trong ngắn hạn.
Theo đó, EBI 2017 tiếp tục cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển nhanh nhưng chưa thực sự bền vững do lòng tin của người tiêu dùng còn thấp và mức chênh lệch rất lớn giữa thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với các địa phương khác.
Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn tiếp tục nằm ở vị trí đầu bảng trong nhóm 5 tỉnh thành dẫn đầu về Chỉ số Thương mại điện tử với chỉ số lần lượt là 78,6 và 75,8. Xếp sau đó là Đà Nẵng, Bình Dương và Hải Phòng với các chỉ số lần lượt là 52,8; 43,0 và 42,2.
Điểm bình quân về Chỉ số Thương mại điện tử năm nay là 31,2. So với điểm bình quân này, chỉ số của các địa phương thuộc nhóm 5 tỉnh thành dẫn cuối về Chỉ số Thương mại điện tử còn cách khá xa. Cụ thể, Yên Bái chỉ đạt 23,7; tiếp đó là Tuyên Quang, Bắc Kạn với chỉ số lần lượt là 23,2 và 22,6. Cà Mau và Lạng Sơn là 2 địa phương có Chỉ số Thương mại điện tử thấp nhất với cùng chỉ số là 21,2.
Xét về chỉ số hạ tầng ICT và nguồn nhân lực năm 2017, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu với chỉ số lần lượt là 93,7 và 85,5. Tiếp sau đó là Đà Nẵng với chỉ số 37,9, Hải Phòng có chỉ số 22,1 và Khánh Hòa có chỉ số 21,5. Điểm bình quân của chỉ số hạ tầng ICT và nguồn nhân lực năm 2017 là 17,7.
Xét về chỉ số giao dịch B2C năm 2017, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu với chỉ số 72,4 và ngay sau đó là Hà Nội với chỉ số 69,2. Bình Dương đứng thứ ba với chỉ số 62,1, tiếp theo là Hải Phòng với chỉ số 61,6 và Đà Nẵng với chỉ số 60,6. Điểm bình quân của chỉ số giao dịch B2C năm 2017 là 41.
Xét về chỉ số giao dịch B2B năm 2017, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn với đầu chỉ số 77 và xếp sau đó là Hà Nội với chỉ số 64,4. Đà Nẵng xếp thứ ba với chỉ số 50,4, tiếp theo là Bình Dương và Hải Phòng với chỉ số lần lượt là 36,7 và 32,3. Điểm bình quân của chỉ số giao dịch B2B năm 2017 là 24,2.
Xét về chỉ số giao dịch G2B năm 2017, Đà Nẵng vươn lên dẫn đầu với chỉ số 81, xếp sau đó là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội với chỉ số lần lượt là 80,8 và 76. Cần Thơ xếp thứ tư với chỉ số 75 và ngay sau đó là
Bình luận