Hội nhập TPP: Doanh nghiệp cần nhiều sự hỗ trợ!
Ngày 17/06/2016, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong hội nhập TPP”.
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, hiện nay, Việt Nam đang có thặng dư thương mại với 11 nước thành viên TPP, từ 4 tỷ USD năm 2009 lên 26 tỷ năm 2015. Giai đoạn 2007-2014, xuất khẩu nội khối tăng từ 25 tỷ USD lên 56,5 tỷ USD. Đặc biệt, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có cải thiện, đó là hàng thô, sơ chế xuất khẩu đã giảm từ 51% năm 2007 xuống còn 23% năm 2014.
Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong TPP đó là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam luôn xuất siêu sang nước này, các mặt hàng tăng mạnh trong những năm gần đây bao gồm: dệt may, giày dép, đồ gỗ và hải sản. Còn đối với Nhật Bản, Việt
Với tiềm năng đó, theo TS. Lê Xuân Sang, khi TPP có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội lớn hơn cho doanh nghiệp Việt
Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với thách thức đó là: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thấp; năng lực kiểm soát bền vững và xử lý các hàng rào kỹ thuật thương mại, bản quyền sở hữu trí tuệ còn yếu kém; khả năng đàm phán, xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan tới lao động, tiền lương, quyền công đoàn...
Vì vậy, theo ông TS. Lê Xuân Sang, để giúp doanh nghiệp hội nhập TPP, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp yếu thế, như: doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ... Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh và nâng cao năng lực, hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư để tăng khả năng tiếp cận thị trường các nước thành viên TPP. Xây dựng và hoàn thiện các mô hình/công cụ kết nối doanh nghiệp, địa phương thông qua cải cách các thể chế phát triển vườn ương doanh nghiệp khoa học - công nghệ, cụm liên kết ngành. Ngoài ra, cũng cần nâng cao vai trò của các hiệp hội trong việc giúp các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng, thông tin...
Toàn cảnh Hội thảo
Còn theo ông Vương Đức Anh, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, trong đàm phán hiệp định thương mại tự do, nhất là TPP, quy tắc xuất xứ và mức độ mở của thị trường (mức độ và thời gian cắt giảm thuế) luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều này đồng nghĩa với việc TPP mở ra nhiều cơ hội về thuế quan cho Việt
Chính vì vậy, ông Anh lưu ý các doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ các quy định xuất xứ trong TPP, từ đó có biện pháp phù hợp nhất đáp ứng các quy tắc này, để hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam “vươn xa”.
Cũng đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp, ông Jeff McLean, Tổng giám đốc Tập đoàn UPS Việt Nam cho rằng, với những yếu kém nội tại, doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Do đó, để hội nhập TPP thành công, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thuê ngoài các dịch vụ hỗ trợ phát triển, như: tư vấn thương mại, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, marketing, thiết kế bao bì, dịch vụ tin học.../.
Bình luận