Ngành da giày tiếp tục khởi sắc những tháng đầu năm 2017
Thị trường Hoa Kỳ luôn dẫn đầu tiêu thụ
Theo số liệu của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), ngành công nghiệp da giầy Việt Nam có lịch sử phát triển từ lâu đời và là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho kinh tế đất nước. Từ chỗ chỉ sản xuất phục vụ tiêu thụ nội địa, năm 1992, ngành da giầy bắt đầu xuất khẩu được 5 triệu USD, đến nay đã góp tới 10% vào GDP cả nước.
Theo Lefaso, Việt Nam nằm trong top 4 nước sản xuất giầy dép lớn nhất thế giới về số lượng, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil và là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới về giá trị, sau Trung Quốc. Sản phẩm giầy dép của Việt
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của các doanh nghiệp Việt Nam ước đạt 13 tỷ USD trong năm 2016, tăng gấp đôi so với năm 2011. Như vậy, trong 06 năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt khoảng 57,5 tỷ USD.
Tính riêng 2 tháng đầu năm 2017, sản lượng giầy, dép da ước đạt 32,9 triệu đôi, tăng 0,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 2 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê của hải quan, trong nhiều năm qua, Mỹ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng giày dép của Việt
Trong năm 2016, Mỹ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng giày dép từ Việt
Kế tiếp là thị trường các nước trong khối EU như Bỉ với khoảng 825 triệu USD (tăng 14%), Đức khoảng 764 triệu USD (tăng 8,4%). Các nước châu Á cũng có mức tăng trưởng cao, như: Nhật Bản đạt khoảng 675 triệu USD (tăng 12,9%), Hàn Quốc là 345 triệu USD.
Cũng theo cơ quan hải quan, mặt hàng giày dép luôn nằm trong nhóm mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt
Doanh nghiệp FDI vươn lên, doanh nghiệp nội tụt lùi
Ngành da giày dự báo sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm nay
Cũng theo Lefaso, khối doanh nghiệp FDI đóng góp tới 80,8% trong tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành, chủ yếu là các tập đoàn đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, như: Tập đoàn Yuan Chi, Pou Chen Group, Feng Tay… với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm hàng tỷ USD.
Mức đóng góp của khối doanh nghiệp FDI tăng nhanh theo từng năm. Nếu như năm 2013, khối doanh nghiệp này chiếm 75% tỷ trọng, năm 2015 tăng lên 78% và năm 2016 chiếm 80,8%. Xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI liên tục tăng cao là do các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng công suất nhà máy hiện có và xây dựng các nhà máy mới tại Việt
Trái ngược với sức tăng trưởng từ khối doanh nghiệp FDI, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng giảm, năm 2013 chiếm 25% tỷ trọng, năm 2015 giảm còn 21,4%, năm 2016 còn 19,2%.
Về nguyên nhân, Lefaso cho rằng, do khó khăn về nguồn vốn và tiếp cận thị trường khiến doanh nghiệp trong nước chậm chân hơn trong việc mở rộng sản xuất, yếu sức cạnh tranh.
Bên cạnh đó, hạn chế lớn của Ngành là giày dép của Việt Nam phần lớn vẫn là gia công cho nước ngoài, yếu kém về khả năng thiết kế, hạn chế về tự chủ nguyên liệu.
Hàng năm, ngành da giày buộc phải nhập khẩu tới gần 60% nguyên phụ liệu mới đủ nhu cầu sản xuất, trong đó nhập khẩu nhiều nhất là da thuộc. Theo thống kê của Lefaso, trong năm 2016, chỉ riêng nhập khẩu da thuộc, các doanh nghiệp da giày đã chi khoảng 1,24 tỷ USD, chưa kể còn phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu các nguyên phụ liệu khác.
Năm ngoái, ngành da giày cũng chỉ đạt mức tăng trưởng 8,2% thay vì 10% như mục tiêu là do: những bất ổn về chính trị, cụ thể là sự kiện Anh rời châu Âu (Brexit), khiến sức tiêu dùng tại thị trường EU, nhất là thị trường Anh chững lại. Các nhà nhập khẩu theo đó đặt hàng cầm chừng với số lượng ít đã khiến đơn hàng về Việt
Cần làm gì để da giày bứt phá?
Năm 2017 được đánh giá là có triển vọng tốt hơn cho xuất khẩu giày dép của Việt
Hiện, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt
Cùng với đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt
Tuy nhiên, những cơ hội về thị trường mới chỉ là điều kiện cần, dẫn lời bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Lefaso trên Báo điện tử Công Thương, ngành giày dép Việt Nam muốn tăng trưởng mạnh hơn, thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn thuận lợi hơn và tiếp cận thị trường.
Đồng thời, cần sự nỗ lực của bản thân khối doanh nghiệp trong nước để cải thiện năng lực sản xuất, gia tăng chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng cho sự phát triển bền vững của khối doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung và ngành giày dép nói riêng.
Bởi, với con số tỷ trọng khối doanh nghiệp FDI đang chiếm hơn 80% xuất khẩu toàn ngành và có xu hướng tăng, thì doanh nghiệp nội địa cần rất nỗ lực để vươn lên. Nếu không thay đổi tỷ trọng này, dù cho tăng trưởng chung về xuất khẩu giày dép hằng năm có vượt xa hơn nữa, thực chất giá trị kinh tế mà doanh nghiệp nội địa ngành này đóng góp cho GDP, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế không nhiều.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải luôn bám sát thị trường, nắm bắt thông tin nhằm điều chỉnh định hướng sản xuất, kinh doanh kịp thời. Doanh nghiệp tập trung nâng cao năng lực nội tại bằng cách đầu tư xứng đáng cho phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ mới, cải tiến hệ thống quản lý sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thời gian giao hàng. Trước mắt, doanh nghiệp trong ngành, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần liên kết để sản xuất được các đơn hàng lớn, tăng sức cạnh tranh./.
Tham khảo từ các nguồn:
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/Default.aspx
http://www.lefaso.org.vn/default.aspx?ZID1=505&ID8=4189&ID1=1
http://baocongthuong.com.vn/xuat-khau-giay-dep-nhung-tin-hieu-vui.html
Bình luận