Nguyên liệu nhập khẩu: Nỗi lo của ngành chăn nuôi
Phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập ngoại
Từ năm 2008 đến nay, hàng triệu nông dân và người chăn nuôi, chủ trang trại ở nước ta vẫn đang phải oằn lưng nuôi gia súc, gia cầm bằng nguồn thức ăn chăn nuôi ngoại nhập trong khi giá bán thức ăn chăn nuôi luôn ở mức cao, có nhiều thời điểm trở thành vấn đề nóng bỏng.
Thật nghịch lý khi đến nay, chăn nuôi vẫn đang là ngành “yếu kém” nhất khi sản phẩm xuất khẩu cũng như giá trị kim ngạch gần như không có, trong khi nông dân thì phải nuôi heo, gà, vịt... bằng “ngoại tệ”.
Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2014, Việt
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam còn cao hơn cả Thái Lan và luôn cao hơn các nước khác khoảng 15% - 20%, dẫn đến các sản phẩm chăn nuôi của Việt
Cũng theo Bộ này, tình trạng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng trong nhiều năm qua là do, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước còn thiếu, không đáp ứng đủ sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi.
Hơn nữa, theo nghiên cứu của Liên minh Nông nghiệp, thị trường thức ăn chăn nuôi cũng đang bị các doanh nghiệp FDI chiếm phần lớn thị phần và có khả năng điều khiển thị trường. Hiện cả nước có 239 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó 180 nhà máy là của các doanh nghiệp trong nước, 59 nhà máy còn lại là các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp FDI. Mặc dù số lượng nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài không nhiều nhưng lại đang chiếm 60%-65% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất ra.
Bên cạnh đó, khâu bảo quản sau thu hoạch còn nhiều yếu kém nên chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu sản xuất.
Ngoài ra, với một nền sản xuất còn dựa nhiều vào nhập khẩu thì việc tỷ giá được điều chỉnh tăng như thời gian qua có lẽ đang khó bề khắc phục những tác động tiêu cực. Ghi nhận của thị trường những ngày qua, sau khi tỷ giá tăng mạnh tới 3% trong vòng 1 tuần, giá thức ăn gia súc, gia cầm đã rục rịch tăng thêm 5.000-7.000 đồng/bao. Trong khi giá thành sản phẩm chăn nuôi bán ra không dễ gì tăng kịp vì kinh tế khó khăn.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, thức ăn chăn nuôi luôn chiếm tới 70% giá thành sản phẩm chăn nuôi của người nông dân. Do phải phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nên chỉ cần thị trường ngoại tệ có chút biến động về tỷ giá USD là ngành chăn nuôi và thị trường thực phẩm trong nước lại như “ngồi trên lửa”.
Cũng theo chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng, việc tăng tỷ giá thời gian qua cũng không quá ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi... Bởi doanh nghiệp thì bao giờ cũng nước nổi thuyền nổi, tăng giá nhập đương nhiên họ cũng sẽ tăng giá bán, do vậy, sau mỗi lần tỷ giá tăng, gánh nặng chi phí sẽ lại đổ dồn lên vai người nông dân…
“Đợt điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 3% của ngân hàng mới đây, người nông dân sẽ lại “méo mặt” vì chi phí, ông Thắng chia sẻ.
Đẩy mạnh sản xuất tại chỗ
Để hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài trong ngành chăn nuôi, Chính phủ đã có những hoạt động hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước, bằng chính sách chuyển diện tích trồng lúa sang trồng ngô. Trong đó, giải pháp đưa cây trồng biến đổi gene vào sản xuất và thương mại hóa là giải pháp hữu hiệu. Và mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép sử dụng 04 giống ngô biến đổi gene là Bt11, MIR 162, MON 89034 và NK 603 làm thức ăn chăn nuôi. Đây sẽ là bước đầu để phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chất lượng cao ở trong nước.
Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ông Lê Bá Lịch cho rằng, thời gian tới Nhà nước cần có chính sách phù hợp hỗ trợ người chăn nuôi mua máy móc và nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Tuyên truyền cho người chăn nuôi thấy giá trị dinh dưỡng thức ăn tự phối trộn, có thể thay thế thức ăn mua của nhà máy. Các hộ có trang trại chăn nuôi ít vốn, không thể xây dựng chu trình khép kín, cũng tìm cách mua nguyên liệu để tự sản xuất thức ăn chăn nuôi cho đàn gia súc, gia cầm của mình, thay vì mua từ đại lý, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (Hương Chi, 2015).
Để giảm bớt khó khăn trong việc tăng tỷ giá, theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt
Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu kiến nghị, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu vật tư nông nghiệp. Do vậy, ngoài việc nới tỷ giá Nhà nước cần có nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ đồng bộ khác, như: giảm lãi suất cho doanh nghiệp và nông dân để nâng cao sức cạnh tranh cho sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản (Hương Thủy, 2015).
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Hội thảo Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ ở Việt
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015). Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, ngày 14/5, tại TP. Hồ Chí Minh
3. Hương Chi (2015). Gỡ nút thắt trong chăn nuôi, truy cập từ http://nguoichannuoi.vn/go-quot;nut-thatquot;-trong-chan-nuoi-nd284.html
4. Hương Thủy (2015). Nhà nông bị “trói” theo tỷ giá, truy cập từ http://www.danviet.vn/nha-nong/nha-nong-bi-troi-theo-ty-gia-622933.html
Bình luận