Nông nghiệp hữu cơ: Cơ hội cần nắm bắt của nông nghiệp Việt Nam
Cơ hội phát triển
Theo Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, Việt
Hơn nữa, nền sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp cùng điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn tài nguyên động - thực vật phong phú rất phù hợp cho yêu cầu canh tác hữu cơ.
Bên cạnh thuận lợi trên, việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tác động tốt tới xuất khẩu nông sản Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản chất lượng cao hữu cơ. Theo thống kê của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, thị trường sản phẩm hữu cơ thế giới đang có giá trị 72 tỷ USD (năm 2014) và có mức tăng trưởng hằng năm khoảng 10%. Diện tích canh tác hữu cơ toàn cầu cũng tăng từ 11 triệu ha (năm 1990) lên hơn 43.000 (năm 2014).
Điều này cho thấy, nhu cầu thực phẩm hữu cơ của nhiều nước đang rất lớn và đây là cơ hội xuất khẩu tốt cho các công ty trong nước, nếu đối tác Việt
Đối với thị trường trong nước, tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng, hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp; chế biến thực phẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường đang tác động xấu tới sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng. Chính vì vậy, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng bảo đảm và có thương hiệu uy tín trên thị trường. Do đó, việc phát triển nông nghiệp sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm theo hướng nông nghiệp hữu cơ đang được nhiều doanh nghiệp hướng tới.
Ngoài ra, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã được Quốc hội khóa 12 thông qua năm 2010, cũng đã tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện cho hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở nước ta.
Vẫn còn nhiều thách thức
Dù sản phẩm nông nghiệp hữu cơ mang lại giá trị cao hơn nhiều so với các sản phẩm thông thường và nhu cầu thị trường rất lớn, song cái khó của của nông nghiệp hữu cơ hiện nay là vấn đề diện tích canh tác nông sản sạch quá ít. Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt
Lý giải về con số khiêm tốn này, các chuyên gia nhận định, quy trình sản xuất thực phẩm hữu cơ rất khắt khe, từ nguồn nước, đất cũng phải được kiểm nghiệm là sạch. Vậy nên nhà đầu tư muốn tham gia vào lĩnh vực này buộc phải có lượng vốn lớn và trường kỳ. Trong khi đó, đại đa phần đất của các doanh nghiệp làm dự án này đều là đất nông nghiệp nên không thể thế chấp, vay vốn ngân hàng.
Quy trình sản xuất khắt khe nên giá bán sản phẩm hữu cơ cũng không hề rẻ, cao hơn từ 50-200% so với thông sản phẩm thông thường cùng loại, rất kén người mua, nên vẫn chưa được người tiêu dùng trong nước biết nhiều.
Mất niềm tin vào thực phẩm, người tiêu dùng tìm đến sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo
Hơn nữa, dù nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu rất lớn, nhưng khó khăn mà sản xuất hữu cơ đang gặp phải là chính sách về đất đai chưa hợp lý và thiếu kỹ thuật. Đặc biệt, lâu nay chưa có sự kết nối giữa các đơn vị sản xuất với hiệp hội và chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm hữu cơ Việt Nam và việc cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm hữu cơ còn đang hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài, tại Việt Nam chưa có tổ chức nào đứng ra cấp.
Ngoài ra, việc thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ là vấn đề không dễ dàng thay đổi bởi với sản xuất hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ, phòng trừ dịch hại bằng các biện pháp thủ công, hoặc thuốc thảo mộc, hoặc sinh học nên mất nhiều công sức và khó thực hiện trên diện rộng so với sản xuất thông thường.
Xây dựng thương hiệu để phát triển
Để giải quyết những khó khăn nêu trên, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh tuyên truyền về các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, phải làm sao để người dân khi nhắc tới các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thì nghĩ ngay đó là thực phẩm sạch, an toàn.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ để người dân yên tâm tiêu dùng sản phẩm.
Cùng với đó, các địa phương cần rà soát lại đất nông nghiệp, có chính sách ưu tiên đất nông nghiệp hướng tới phát triển nông nghiệp hữu cơ, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp. Cụ thể, cần có cơ chế chính sách rõ ràng trong hỗ trợ ưu đãi khi nông dân, doanh nghiệp tham gia nông nghiệp oganic, như: nông dân canh tác hữu cơ sẽ được hưởng lợi gì về vay vốn ngân hàng (thời gian dài hơn và lãi suất thấp hơn) so với canh tác vô cơ.
Đồng thời, cần kết nối các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại, tìm các nhà đầu tư và các nhà phân phối lớn để ổn định đầu ra cho sản phẩm (Hồ Hường, 2016).
Tại Hội thảo: Nhận diện sản phẩm nông nghiệp organic Việt Nam - Xu hướng phát triển và xúc tiến liên kết sản xuất tiêu thụ, tổ chức ngày 12/5, tại TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam thông tin, tới đây Bộ này sẽ cùng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập một tổ công tác chuyên hỗ trợ, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tổ công tác sẽ đến từng công ty, trang trại để tìm hiểu các khó khăn, vướng mắc để từ đó có các giải pháp tháo gỡ phù hợp.
Thứ trưởng Nam cũng cho biết thêm, sắp tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện chuyến công tác qua các nước châu Âu, Nhật Bản… để tìm kiếm đối tác, qua đó nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, địa phương có sản xuất nông nghiệp hữu cơ./.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016). Hội thảo Nhận diện sản phẩm nông nghiệp organic Việt
2. Hồ Hường (2016). Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Cần sự chung tay từ ba bên, truy cập từ http://enternews.vn/phat-trien-nong-nghiep-huu-co-can-su-chung-tay-tu-ba-ben.html
Bình luận