Trong những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trưởng khá mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực linh kiện điện tử. Tuy nhiên, mới chỉ có ít nghiên cứu khảo sát mối quan hệ giữa FDI từ Hàn Quốc và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, cũng như tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Bài viết này đề xuất mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử trong bối cảnh thực thi EVFTA thông qua sử dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu dựa trên các biến số. Nhóm tác giả kỳ vọng đóng góp cho lý thuyết và thực tiễn về vai trò của FDI và EVFTA đối với thương mại quốc tế của Việt Nam, cũng như cung cấp một cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sau này về chủ đề này.
Tình hình kinh tế hậu đại dịch Covid-19, những cuộc xung đột vũ trang, hay thương chiến, nỗi lo về chính trị và an ninh kinh tế đã khiến nhiều quốc gia thay đổi chiến lược phát triển kinh tế, trong số đó nổi lên là xu hướng xoay trục sang các đối tác thân hữu để đầu tư và chuyển hướng sản xuất, kinh doanh, cung ứng. Bài viết dưới đây đã khái quát về xu hướng đó, xu hướng Friend-shoring, chỉ ra những cơ hội cho Việt Nam và các quốc gia trong xu hướng này, đồng thời nhận định khách quan về những thách thức và đưa ra các khuyến nghị, đề xuất để phát huy những tích cực, giải quyết những hạn chế mà xu hướng này mang lại cho Việt Nam thời gian tới.
Vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và vấn đề kiểm soát khí thải nhà kính nói riêng được các chính phủ đặc biệt quan tâm và đưa ra các công cụ nhằm kiểm soát lượng phát thải khí nhà kính trên bình diện quốc gia và toàn cầu. Trong bối cảnh EU đang triển khai các chính sách nhằm đánh thuế carbon đối với các sản phẩm nhập khẩu (chưa bị đánh thuế tại nơi sản xuất), Chính phủ Việt Nam cần tính toán lượng khí thải nhà kính được tạo ra từ xuất khẩu nhôm, thép, xi măng sang thị trường EU để có các chính sách thu thuế carbon phù hợp. Mô hình nghiên cứu trong bài viết được đề xuất sẽ góp phần lượng hóa việc phát thải khí CO2 ra môi trường từ việc xuất khẩu các mặt hàng trong ngành sản xuất thép, nhôm, xi măng trong bối cảnh các khu vực phát triển trên thế giới, như: EU, Mỹ, hay tới đây là Trung Quốc, Nhật Bản… có thể áp dụng hàng rào thuế carbon cho hàng hóa nhập khẩu.
Bình luận