Vũ Thị Thu Hương

Trường Đại học Thương mại

Email: huong.vtt@tmu.edu.vn

Nguyễn Thu Hà

Trường Đại học Thương mại

Email: ha.qttc@tmu.edu.vn

Tóm tắt

Nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của các nguồn vốn đầu tư và chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong đó nguồn vốn được phân tách thành 3 loại gồm: Vốn nhà nước, Vốn ngoài nhà nướcVốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Kết quả ước lượng mô hình số liệu mảng gồm 62 tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát cho thấy: (1) Các nguồn vốn, bao gồm: Vốn nhà nước, Vốn tư nhân và FDI có tác động tích cực đến Tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố; (2) Vốn tư nhân có ảnh hưởng lớn hơn đến Tăng trưởng kinh tế địa phương so với đầu tư nhà nước và FDI; (3) Chất lượng thể chế đại diện bởi Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ảnh hưởng tích cực đến Tăng trưởng kinh tế các địa phương. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, vai trò quan trọng của các nguồn vốn đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là vai trò đầu tư tư nhân. Qua đó, chính quyền các cấp có kế hoạch quản lý hiệu quả dòng vốn đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Từ khóa: FDI, tăng trưởng kinh tế, vốn nhà nước, vốn tư nhân

Summary

The study focuses on assessing the impact of investment capital sources and institutional quality on Vietnam's economic growth. Capital sources are divided into 3 types: State capital, Non-state capital, and Foreign Direct Investment (FDI). The results of estimating a panel data model of 62 provinces in Vietnam in the period 2011-2022 using the generalized least squares method show that (1) Capital sources, including State capital, Private capital, and FDI, positively impact the economic growth of provinces and cities; (2) Private capital has a higher impact on local economic growth than state investment and FDI; (3) Institutional quality represented by Provincial Competitiveness has a positive impact on local economic growth. The research results show the crucial role of capital sources in Vietnam's economic growth, especially the role of private investment. Thereby, authorities at all levels will have plans to effectively manage investment capital flows in promoting economic growth.

Keywords: FDI, economic growth, state capital, private capital

GIỚI THIỆU

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng đầu tư đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế (Levine và Renelt, 1992; Barro và Sala-i-Martin, 1992). Đầu tư giúp mua sắm trang thiết bị mới, nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ công nghệ và cải thiện hiệu suất sản xuất. Các quốc gia coi đầu tư là yếu tố quan trọng để tăng năng suất và giảm thất nghiệp (Bidemi và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, 2 vấn đề chính về mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng vẫn chưa được giải quyết: đóng góp của đầu tư công, tư nhân và FDI vào tăng trưởng, và liệu mối liên hệ này có phụ thuộc vào trạng thái nền kinh tế. Nghiên cứu cũng cho thấy đầu tư công quan trọng hơn đầu tư tư nhân ở một số nền kinh tế, trong khi các nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc nhiều hơn vào đầu tư tư nhân (Khan và Kumar, 1997).

Bài viết xác định tác động của đầu tư (nhà nước, tư nhân, FDI) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) được sử dụng để phân tích dữ liệu mảng của 62 tỉnh, thành phố giai đoạn 2011-2022. Kết quả giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế

Các lý thuyết tăng trưởng (cổ điển, tân cổ điển, và nội sinh) nhấn mạnh vai trò quan trọng của đầu tư trong tăng trưởng kinh tế (Romer, 1986; Barro và Sala-i-Martin, 1992). Đầu tư công, thực hiện bởi chính phủ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng qua tổng cầu và tổng cung, kích thích đầu tư tư nhân và phát triển cơ sở hạ tầng. Đầu tư vào hạ tầng như giao thông, năng lượng, và viễn thông tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế và thu hút đầu tư tư nhân (Barro và Sala-i-Martin, 1992; Kinyanjui và cộng sự, 2022).

Đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế

Đầu tư tư nhân là yếu tố quyết định trong sự thịnh vượng kinh tế, đặc biệt ở các quốc gia mới nổi (Acosta và Loza, 2005; Sadiq và cộng sự, 2021). Đầu tư tư nhân giúp tối ưu hóa tài nguyên và nâng cao năng suất, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nhờ vào các doanh nghiệp khởi nghiệp và tạo việc làm (Buch et al., 2014). Đầu tư tư nhân thường có tác động tích cực hơn so với đầu tư công vì năng suất cao và ít bị ảnh hưởng bởi tham nhũng (Herman và cộng sự, 2022). Khan và Kumar (1997) chứng minh rằng đầu tư tư nhân đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng so với đầu tư công trong các nền kinh tế đang phát triển giai đoạn 1970-1990.

FDI và tăng trưởng kinh tế

FDI đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao vốn, công nghệ, và kỹ năng quản lý, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển (Chinasa và cộng sự, 2022; J. Osuka va cộng sự 2022). FDI giúp nâng cao chất lượng vốn, khuyến khích đổi mới sáng tạo và cải thiện các ngành công nghiệp địa phương (Caves, 1996). Tuy nhiên, FDI cũng có thể làm suy yếu doanh nghiệp trong nước do cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty đa quốc gia (Caves, 1996). Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng vẫn gây tranh cãi, với một số nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực (Alfaro và cộng sự, 2004; Chang, 2010) và một số khác cho thấy tác động tiêu cực hoặc không đáng kể (Adams, 2009; Ayanwale, 2007).

Các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy rằng đầu tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đầu tư công, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế và kích thích đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân thường mang lại tác động tích cực hơn, nhờ vào hiệu quả cao và khả năng tối ưu hóa tài nguyên. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đóng góp quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, nhưng tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế còn gây tranh cãi và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp trong nước. Việc kết hợp các loại hình đầu tư này có thể tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt là trong các nền kinh tế đang phát triển.

Chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế

Khái niệm thể chế được sử dụng nhiều trong hai thập kỉ gần đây là của Douglass North. Theo ông, thể chế là các quy tắc của "trò chơi" kinh tế. Theo cách tiếp cận này, thể chế là các quy tắc, các tổ chức không phải là thể chế mà là những người chơi bị ảnh hưởng bởi các giới hạn được thiết lập bởi môi trường thể chế (North, 1990).

Chất lượng thể chế đề cập đến sự minh bạch của quy định, tính ổn định của chính sách, hiệu quả thực thi pháp luật và khả năng bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia thị trường. Chất lượng thể chế là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Thể chế mạnh mẽ không chỉ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi mà còn đảm bảo ổn định chính trị, minh bạch và bảo vệ quyền lợi các bên, từ đó tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng.

Chất lượng thể chế ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu qua việc giảm chi phí giao dịch. Theo North (1990), thể chế mạnh mẽ giúp giảm rủi ro đầu tư và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Acemoglu và cộng sự (2001) nhấn mạnh tầm quan trọng của thể chế bảo vệ quyền sở hữu tài sản và khuyến khích đổi mới sáng tạo trong việc đạt được tăng trưởng bền vững.

Chất lượng thể chế còn liên quan đến mức độ tham nhũng và ổn định chính trị. Kaufmann và cộng sự (2005) chỉ ra rằng, thể chế yếu kém và tham nhũng làm tăng chi phí giao dịch, giảm niềm tin và động lực đầu tư, cản trở phát triển kinh tế. Ngược lại, thể chế minh bạch và công bằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và đầu tư. Rodrik (2004) cho rằng, chính sách minh bạch và ổn định của chính phủ giúp doanh nghiệp dự báo và thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Các quốc gia với thể chế không ổn định thường chỉ có sự tăng trưởng ngắn hạn và thiếu bền vững.

Cuối cùng, VCCI (2024) chứng minh rằng chất lượng thể chế ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh Việt Nam. Các tỉnh có thể chế tốt, với cải cách hành chính và môi trường kinh doanh thuận lợi, thường có mức tăng trưởng cao hơn.

Các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy rằng đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng thể chế đều có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đầu tư công, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế và kích thích đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân thường mang lại tác động tích cực hơn, nhờ vào hiệu quả cao và khả năng tối ưu hóa tài nguyên. FDI cũng đóng góp quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, nhưng tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế còn gây tranh cãi và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp trong nước. Việc kết hợp các loại hình đầu tư cùng với nâng cao chất lượng thể chế có thể tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt là trong các nền kinh tế đang phát triển.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 62 tỉnh/thành phố giai đoạn 2011-2022 có nguồn gốc từ Tổng cục Thống kê (thiếu dữ liệu của tỉnh Cần Thơ).

Dữ liệu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có nguồn gốc từ VCCI.

Bộ dữ liệu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là công cụ đánh giá và so sánh mức độ cạnh tranh của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, do VCCI và USAID xây dựng và công bố hàng năm. Chỉ số tổng hợp PCI được xây dựng và tính toán khoa học dựa trên 10 chỉ số thành phần, bao gồm chi phí gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí không chính thức, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, ổn định chính sách, đào tạo lao động, cạnh tranh doanh nghiệp, tiếp cận tài nguyên, hạ tầng và thủ tục hành chính.

PCI giúp các tỉnh cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư. Nó cũng thúc đẩy cải cách hành chính và nâng cao chất lượng thể chế tại các địa phương. Nghiên cứu này sử dụng PCI đại diện cho chất lượng thể chế.

Mô hình

Mô hình lý thuyết

Dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956), với sản lượng phụ thuộc vào hai yếu tố chính là vốn và lao động:

Trong đó, Y là sản lượng đầu ra; K là vốn đầu tư; L là lao động; A là tiến bộ công nghệ, được giả thiết là ngoại sinh.

Hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y = A.KαLβ

Trong đó: α > 0; β > 0 là hệ số co giãn của vốn và lao động

Dạng tuyến tính: lnY = lnA + αlnK + βlnL.

Mô hình thực nghiệm

lnGRDPit = β0 + β1lnlit + β2lnSIit + β3lnPIit + β4lnFDIit + β5lnPCIit + µit (1)

Trong đó, i (i= 1,2,…,62) là tỉnh/ thành phố thứ i; t là năm (từ năm 2011 đến năm 2022).

Biến phụ thuộc lnGRDPit là GDP của tỉnh i trong năm t.

Các biến độc lập ở vế trái của mô hình (1) gồm: Logarit tự nhiên của lao động (L); Đầu tư nhà nước (SI); Đầu tư tư nhân (PI); Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

βi là các hệ số hồi quy; µit là sai số ngẫu nhiên, có phân phối chuẩn.

Phương pháp ước lượng

Theo Jeffrey M. Wooldridge (2001), quy trình ước lượng mô hình số liệu mảng gồm các bước sau: (1) Ước lượng mô hình POLS (số liệu gộp); (2) Ước lượng mô hình REM (tác động ngẫu nhiên); (3) Kiểm định Breusch và Pagan để chọn giữa POLS và REM; (4) Ước lượng mô hình FEM (tác động cố định); (5) Dùng kiểm định Hausman để so sánh và chọn giữa FEM và REM; (6) Kiểm định các khuyết tật mô hình; (7) Khắc phục khuyết tật mô hình.

Nếu mô hình không có khuyết tật, có thể kết luận mô hình đạt độ tin cậy để ước lượng tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Nếu gặp đa cộng tuyến, loại bỏ biến có vấn đề. Với các khuyết tật khác, có thể sử dụng phương pháp FGLS để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi hoặc tự tương quan.

Các phần mềm hỗ trợ phân tích: Excel, Stata.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả thống kê mô tả

Bảng 1: Thống kê mô tả các biến

Variable

Obs

Mean

Std. dev.

Min

Max

GRDP

756

98833,20

172634,60

5596,88

1479221,00

L

756

846,69

716,05

139,84

4826,00

SI

746

9298,51

16664,89

1285,71

158314,50

PI

746

19702,48

34658,99

680,54

317021,10

FDI

746

6492,98

12475,87

0,00

91665,80

PCI

756

61,29

4,56

45,12

75,09

lnGRDP

756

10,94

0,93

8,63

14,21

lnL

756

6,54

0,58

4,94

8,48

lnSI

746

8,70

0,76

7,16

11,97

lnPI

746

9,37

0,91

6,52

12,67

lnFDI

704

6,93

2,51

-2,30

11,4

Nguồn: Tính toán của các các tác giả

Bảng 1 chỉ ra rằng, GDP của các tỉnh có sự biến động lớn, phản ánh sự khác biệt rõ rệt giữa các địa phương về mức độ phát triển kinh tế. Các yếu tố đầu tư, bao gồm: Đầu tư nhà nước(SI), Đầu tư tư nhân (PI) và Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều có sự phân bổ rộng với độ lệch chuẩn lớn, cho thấy sự chênh lệch lớn trong mức độ đầu tư giữa các tỉnh. PCI có sự phân bố ổn định hơn, cho thấy các tỉnh thành có mức độ cạnh tranh tương đối đồng đều.

Kết quả ước lượng mô hình

Sau khi ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên (RE), kết quả kiểm định (Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects) có mức ý nghĩa P-value = 0,000 cho thấy, mô hình co tác động ngẫu nhiên. Tiếp tục ước lượng mô hình tác động cố định, kiểm định Hausman cho thấy, mô hình tác động ngẫu nhiên phù hợp hơn mô hình tác động cố định. Cuối cùng, ước lượng mô hình theo phương pháp GLS (generalized least squares) để khắc phục hiện tương phương sai sai số thay đổi và tự tương quan.

Kết quả ước lượng mô hình GLS (Bảng 2) cho thấy: Khi các yếu tố khác không thay đổi, (i) nếu tăng 1% Lao động, thì giá trị trung bình của GDP cấp tỉnh tăng 0,43%; (ii) nếu tăng 1% Đầu tư nhà nước, thì giá trị trung bình của GDP cấp tỉnh tăng 0,22%; (iii) nếu tăng 1% Đầu tư tư nhân, thì giá trị trung bình của GDP tăng 0,45%; (iv) nếu tăng 1% FDI, thì giá trị trung bình của GDP tăng 0,04%; (v) Nếu tăng 1% điểm đánh giá Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thì giá trị trung bình của GDP tăng 0,33%.

Bảng 2: Kết quả ước lượng mô hình (1)

Variable

POLS

FE

RE

GLS

lnLit

0,3812***

-0,2153***

0,1263**

0,4261***

(0,0363)

(0,0681)

(0,0504)

(0,0268)

lnSlit

0,2340***

0,1856***

0,2128***

0,2153***

(0,0263)

(0,0206)

(0,0206)

(0,0145)

lnPIit

0,3612***

0,5073***

0,5104***

0,4541***

(0,0287)

(0,0181)

(0,0186)

(0,0156)

lnFDIit

0,0907***

0,0130**

0,0230***

0,0363***

(0,0068)

(0,0062)

(0,0062)

(0,0042)

lnPCIit

1,1886***

0,6579***

0,6183***

0,3271***

(0,2088)

(0,1290)

(0,1327)

(0,0780)

Hằng số

-2,4709***

3,2208***

0,7850

0,4344

(0,8401)

(0,6657)

(0,6011)

(0,3318)

Số quan sát

704

704

704

703

R_squared

0,8703

0,7426

0.8390

Kiểm định BP cho mô hình RE

Prob = 0.0000

Kiểm định Hausman chọn FE RE

Prob > chi2 = 0,0000

Chọn mô hình RE

(Lưu ý: Các số trong ngoặc là sai số chuẩn, kí hiệu (***), (**), (*) ứng với mức ý nghĩa lần lượt là nhỏ hơn 1%, 5%, 10%)

Nguồn: Tính toán của các tác giả

Như vậy, Đầu tư tư nhân, Đầu tư nhà nướcFDI đều có ảnh hưởng tích cực đến Tăng trưởng GDP, đặc biệt là Đầu tư tư nhân và Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả tìm thấy ủng hộ lý thuyết tăng trưởng nội sinh, lý thuyết tân cổ điển và tương đồng với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Abdulkarim, Y. A (2023); Khang The Nguyen, Hung Thanh Nguyen (2021), Ofosu và cộng sự (2022).

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Nghiên cứu đã ước lượng mô hình hàm sản xuất theo các tỉnh Việt Nam, giai đoạn 2011-2022. Một số kết quả có ý nghĩa về lý thuyết và thực nghiệm như sau: (1) Đầu tư, bao gồm: đầu tư nhà nước, đầu tư tư nhân và FDI có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh; (2) Đầu tư tư nhân có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cao hơn so với đầu tư nhà nước và FDI; (3) Cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Một là, khuyến khích đầu tư tư nhân: Chính phủ có thể áp dụng chính sách thuế ưu đãi, giảm thủ tục hành chính và cung cấp hỗ trợ tài chính như vay vốn ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế.

Hai là, tăng cường đầu tư nhà nước: Chính phủ cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề để tạo ra nguồn lao động chất lượng cao, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và nâng cao năng suất.

Ba là, khuyến khích FDI và mở rộng hợp tác quốc tế: Cần thu hút FDI vào các ngành mũi nhọn và mở rộng các hiệp định thương mại quốc tế để tăng cường kết nối và đầu tư từ các đối tác toàn cầu.

Bốn là, cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: Các cấp chính quyền nên nâng cao chất lượng quản lý, phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp, đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế số./.

Tài liệu tham khảo

1. Abdulkarim, Y. A (2023), Systematic review of investment indicators and economic growth in Nigeria, Humanit Soc Sci Commun, 10, https://doi.org/10.1057/s41599-023-02009-x.

2. Acosta, P., and Loza, A. (2005), Short-run and Long-run Determinants of Private Investment in Argentina, Journal of Applied Economics, 111(2), 389–406, https://doi.org/10.1080/15140326.2005.12040634.

3. Adams, S. (2009), Foreign direct investment, domestic investment, and economic growth in Sub-Saharan Africa, Journal of Policy Modeling, 31(6), 939–949, https://doi.org/10.1016/j.jpolmod.2009.03.003.

4. Alfaro, L., Areendam, C., Kalemli-Ozcan, S., and Sayek, S. (2004), FDI and economic growth: The role of the financial markets, Journal of International Economics, 64(1), 89–112, https://doi.org/10.1016/S0022- 1996(03)00081-3.

5. Ayanwale, A.B. (2007), FDI and Economic Growth: Evidence from Nigeria, African Economic Research, Consortium Paper 165, Nairobi.

6. Barro RJ, Sala-i-Martin X (1992), Public finance in models of economic growth, Rev Econ Stud, 59, 645–661.

7. Bidemi JO, Olulu MR, Paul OS (2018), Impact of private domestic investment on economic growth in Nigeria, Asian J Econ Bus Account, 9(2), 1–9.

8. Buch, C. M., Kesternich, I., Lipponer, A., and Schnitzer, M. (2014), Financial constraints and foreign direct investment: Firm-level evidence, Review of World Economics, 150(2), 393–420, https://doi.org/10.1007/s10290-013-0184-z.

9. Caves, R.E. (1996), Multinational Enterprise and Economic Analysis, Second Edition, Cambridge; Cambridge University Press.

10. Chang, S. C. (2010), Estimating relationships among FDI inflow, domestic capital, and economic growth using the threshold error correction approach, Emerging Markets Finance and Trade, 46(1), 6–15, https://doi.org/ 10.2753/REE1540-496X460101.

11. Chinasa E. Uramal CE, Ezema DC, Ndubuisi DO, Ukwueze ER, Eze AA, Mba IC, Amuka JI, Arazu WO, Ibrahim HV (2022), The effect of foreign capital inflows on economic growth in Nigeria, Reg Econ Dev Res, 3(2), 253–267, https://doi.org/10.37256/redr.3220221550.

12. Herman S, Surjatno WS, Daniel FM (2022), The role of domestic investment, foreign investment, and micro, small and medium-sized enterprises for poverty reduction in Indonesia, J East Eur Cent Asian Res, 9(5), 901–913, https://doi.org/10.15549/jeecar.v9i5.1072.

13. Jeffrey. M. Wooldridge (2001), Econometric Analysis of Cross Section and Panel Data, The MIT press.

14. Kaufmann, D., Kraay, A., and Mastruzzi, M. (2005), Governance matters IV: Governance indicators for 1996-2004, World Bank Policy Research Working Paper No.

15. Kinyanjui MW, Muturi W, Njeru A (2022), Government expenditure on infrastructure and growth of private domestic investment in Kenya, Afr J Emerg, 11(4), 40–50.

16. Khan, S. M., Kumar, S. M. (1997), Public and private investment and the growth process in developing countries, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 59(1), 69–88, https://doi. org/10.1111/1468-0084.00050

17. Khang The Nguyen, Hung Thanh Nguyen (2021), The Impact of Investments on Economic Growth: Evidence from Vietnam, Journal of Asian Finance, Economics and Business, 8(8), 0345–0353.

18. North, D. C. (1990), Institutions, Institutional Change and Economic Performance, Cambridge University Press

19. Ofosu. J-Mensah Ababio, Anthony Q.Q. Aboagye, Charles Barnor andSamuel Kwaku Agyei (2022), Foreign and domestic private investment in developing and emerging economies: A review of literature, Cogent Economics and Finance, 10, https://doi.org/10.1080/23322039.2022.2132646.

20. Osuka BO, Ezedike GO, Mbanasor CO (2022), Foreign portfolio investment and the growth of Nigeria’s capital market, Fuoye J Financ Contemp, 3(2),107–129.

21. Rodrik, D., Subramanian, A., and Trebbi, F. Institutions Rule (2004), The Primacy of Institutions Over Geography and Integration in Economic Development, Journal of Economic Growth, 9, 131–165, https://doi.org/10.1023/B:JOEG.0000031425.72248.85

22. Romer, Paul M (1986), Increasing Returns and Long-Run Growth’. The Journal of Political Economy, 94(5), 1002-1037.

23. Sadiq, M., Usman, M., Zamir, A., Shabbir, M. S., and Arif, A. (2021), Nexus between economic growth and foreign private investment: Evidence from Pakistan economy, Cogent Economics and Finance, 9(1), https://doi.org/10.1080/23322039.2021. 1956067.

24. Solow, R.M. (1956), A contribution of the theory of economic growth, Quarterly Journal of Economics, 70, 65-94.

25. VCCI (2024), Vietnam Business Climate Report 2024,Vietnam Chamber of Commerce and Industry.

Ngày nhận bài: 15/02/2025; Ngày phản biện: 25/02/2025; Ngày duyệt đăng: 06/3/2025